Quẻ 16. Lôi Địa Dự - Đào Hào Đắp Lũy (Áp dụng vào Thời đại)

Описание к видео Quẻ 16. Lôi Địa Dự - Đào Hào Đắp Lũy (Áp dụng vào Thời đại)

Dự Tự Quái. Đã Đại hữu mà lại Khiêm thì tất nhiên là vui vẻ, sung sướng, cho nên sau quẻ Khiêm, tới quẻ Dự (vui, sướng).
Quẻ Dự bao quát nhiều vấn đề:
1 là đề cập đến sự hòa lạc của dân nước, khi đã đạt tới phong doanh, thái thịnh.
2 là Ca tụng công lao của vị trọng thần làm cho dân được thái hòa, an lạc.
3 là Hướng ta về công chuyện khảo cứu nhạc lý để áp dụng vào chính trị, dạy người cầm quyền biết cách xử sự, hoạt động đúng theo luật Trời, theo đúng ý dân, để dân được vui thỏa, dạy cho ta biết ý nghĩa sâu xa của chính trị, là đưa dân lên đến tinh hoa, là chau chuốt tâm hồn dân con trở nên thanh lịch, để cùng nhau tấu lên một khúc nhạc thái hòa.
Theo quái đức, ta thấy Dự trên là Lôi, là Động, dưới là Khôn là Thuận. Người xưa đọc thànhThuận dĩ động. Do đó, phát sinh ra hai nguyên tắc chính:
a) Người cầm quyền bất kỳ làm gì, cũng phải thuận tình, thuận lý, như thế mới làm cho dân được vui thuận.
b) Phải làm sao cho dân tự nguyện đóng góp vào công cuộc kiến thiết quốc gia.
Theo quái tượng, Dự trên có Lôi là Sấm, dưới có Khôn là Đất, như Sấm đầu xuân, kích thích lòng muôn vật để cho sinh khí rạt rào, sống một cuộc sống mới, đẹp như ánh xuân. Thánh Vương cai trị cũng muốn làm rung động lòng người, làm sinh khí dào dạt trong tâm hồn mọi người. Vì thế nên chế ra vũ, nhạc, để hướng nghệ thuật cai trị lên tới tuyệt luân, tuyệt đỉnh. Nhạc chính là sự hỗn hợp của trời đất, sự đồng điệu của Âm Dương, và sự vui chung của quân thần, phụ tử và dân chúng nơi nơi.
Chữ Nhạc đây không phải là ca nhạc không, mà gồm cả ca nhạc và nhạc vũ. Nhạc ký viết: Chuông, trống, sáo, khánh, vũ thược, can, qua là những nhạc khí. Co, ruỗi, ưỡn, khom, chụm, tỏa, nhanh, chậm, là nhạc văn.
Nói cách khác, nhạc gồm: Thi, ca, nhạc, vũ. Nhạc là sự phối hợp của thanh âm, mầu sắc, tiết tấu, chuyển động để mà kích thích, di dưỡng tâm thần con người.
Sau khi bước vào cảnh Thái bình thịnh trị (Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu), quốc thái dân an (Quẻ Địa Sơn Khiêm), là bước vào thời kỳ phát triển vượt bậc như trăm hoa đua nở, hạnh phúc hân hoan (Quẻ Lôi Địa Dự).
Người trên mỗi khi thi hành phận sự phải thuận lý, thuận thiên, thuận thời, thuận nhân tâm, và thuận cảnh. Hơn nữa, muốn cho dân thi hành công tác gì cũng phải làm sao cho họ vui thuận mà làm, chứ không phải miễn cưỡng mà làm.
Người trên muốn dân phục, phải có một đời sống thanh cao, đạo đức, một dạ vì dân, vì nước, xót thương lê thứ, tránh mọi sự hà khắc, nhũng nhiễu dân, mà chỉ muốn dân giàu có, vui sướng, an hòa. Được vậy, dân sẽ phục. Thánh nhân cho rằng: khi dân đã có đủ ăn, đủ mặc, mà nghĩ đến sự giáo hóa, sự tinh luyện tâm thần dân, để đem lạc thú, hạnh phúc cho dân, thì cao siêu biết bao.
Trị dân là phải biết cổ võ lòng dân, kích động lòng dân theo chính nghĩa, chính đạo, biết sống một đời sống linh hoạt, vui tươi, dào dạt sinh khí như vạn vật đầu xuân, nhờ sấm động mà bừng tỉnh giấc đông miên.
Trời lấy sấm động, làm rung lòng đất, và rung lòng vạn vật, đem sinh khí lại cho muôn vật, thì Thánh nhân cũng chế nhạc để ca tụng đạo đức, làm rung động lòng thần minh, tiên tổ và lòng muôn dân, để sinh khí rạt rào khắp vũ trụ, hòa khí lan tỏa khắp muôn phương.
Khi đã được thoải mái, không được buông thả tâm thần, phải biết trì chí luyện tâm, theo đường đạo lý, lòng dạ sắt son, không để cho dục tình lôi cuốn, đã định làm điều hay, phải làm cho ngay, cho gấp. Tức là trong hoàn cảnh sung mãn, mà vẫn giữ được chính lý, chính đạo, vẫn Cương kiên, thiết thạch, không ủy mị, kiêu sa. Như vậy mới là hay.
Những kẻ vô tài, vô đức, bất trung, bất chính dựa vào địa vị, cậy quyền, cậy thế người mà dương dương tự đắc, vênh váo, hân hoan, thì cái vui ấy có ra gì. Biết mình sống trong những thú vui giả tạo, trong dật lạc sa đọa, mà lần nữa sống đoạn tháng, qua ngày, không chịu thay đổi nếp sống, như vậy hỏi có ra chi?
Nếu mình là trọng thần, mà ngày đêm lo đem lại an vui cho quốc dân, thì thực là một điều đại hạnh, đại bảo, còn gì mà phải nghi nan, phải sợ sệt. Chúng dân sẽ theo về mình, như tóc theo trâm, đó là trường hợp Chu Công, Y Doãn, Phó Duyệt, Đại Vũ. Những bậc đại nhân như vậy, sẽ vì sự an lạc cho dân, mà lập những đại công, đại nghiệp, như ta thấy: Vũ trị Hồng Thủy, Y Doãn phạt Kiệt, Chu Công đông chinh.
Khi nước đã thái bình, mà vua chuyên hưởng lạc, thì có khác nào một người mắc bệnh kinh niên, nan trị, sống lay, sống lắt đâu. Lúc ấy, còn hay mất, sống hay chết, không còn do vua quyết định. Quyền thần mà trung, thì ngôi vua còn, quyền thần mà phản, thì ngôi vua mất.
Một con người đang say đắm trong hoan lạc, mà biết hồi đầu, tu chính, trở về với đạo lý, sống một cuộc đời thanh cao, thì có gì đáng trách đâu. Nhược bằng cứ vùi đầu trong hoan lạc. thì làm sao mà trường cửu được?
Quẻ Lôi Địa Dự có nghĩa là Đắp lũy đào hào, tiếp tục củng cố.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке