[KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 22 GIỚI THIỆU VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Описание к видео [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 22 GIỚI THIỆU VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

@bichngoc2130
I. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
1. Khái niệm hợp chất hữu cơ
Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một số hợp chất như oxide của carbon (CO, CO2), carbonic acid (H2CO3), muối carbonate (CaCO3, …), …
Thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố C, thường có các nguyên tố H, O, N, Cl, …
2. Phân loại hợp chất hữu cơ
Dựa vào thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ được chia thành hai loại: Hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.
3. Hóa học hữu cơ
Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
II. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
1. Công thức phân tử (CTPT)
Công thức phân tử cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
VD: Công thức phân tử của methane: CH4 (gồm 2 nguyên tố C, H trong đó có 1C và 4H).
Công thức phân tử của acetic acid: C2H4O2 (gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó có 2C, 4H, 2O)
2. Công thức cấu tạo (CTCT)
Công thức cấu tạo cho biết trật tự và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
3. Hóa học hữu cơ
Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
II. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
1. Công thức phân tử (CTPT)
Công thức phân tử cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
VD: Công thức phân tử của methane: CH4 (gồm 2 nguyên tố C, H trong đó có 1C và 4H).
Công thức phân tử của acetic acid: C2H4O2 (gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó có 2C, 4H, 2O)
2. Công thức cấu tạo (CTCT)
Công thức cấu tạo cho biết trật tự và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
III. Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ
♦ Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử
Các hợp chất hữu cơ thường được tạo ra chủ yếu từ các nguyên tố phi kim Liên kết hóa học chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị: C(IV), N (III), O (II), H, F, Cl, Br, I (I). Hóa trị = số cặp e dùng chung = số gạch nối “–”.
♦ Mạch carbon
Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon không chỉ liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau thành mạch carbon: mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh hoặc mạch vòng.

TRỌN BỘ VIDEO BÀI GIẢNG KHTN 9 PHẦN HÓA HỌC
   • [KHTN9] TRỌN BỘ BÀI GIẢNG SGK HÓA 9  
BÀI 18: TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI
   • [KHTN9 HÓA HỌC]  BÀI 18: TÍNH CHÂ...  
BÀI 19: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 19: DÃY HOẠT...  
BÀI 20: TÁCH KIM LOẠI VÀ VIỆC SỬ DỤNG KIM LOẠI
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 20: TÁCH KIM ...  
BÀI 21: SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 21: SỰ KHÁC ...  
BÀI 22:GIỚI THIỆU VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 22 GIỚI THIỆ...  
BÀI 23: ALKANE
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 23 ALKANE #hoa...  
BÀI 24: ALKENE
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 24: ALKENE #ho...  
BÀI 25: NGUỒN NHIÊN LIỆU
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 25: NGUỒN NHI...  
BÀI 26: ETHYLIC ALCOHOL
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 26: ETHYLIC AL...  
BÀI 27: ACETIC ACID
   • [KHTN9 HÓA HỌC ]BÀI 27: ACETIC ACI...  
BÀI 28: LIPID
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 28: LIPID #hoa...  
BÀI 29: CARBOHYDRATE GLUCOSE VÀ SACCHAROSE
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 29: CARBOHYDRA...  
BÀI 30: TINH BỘT VÀ CELLULOSE
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 30: TINH BỘT ...  
BÀI 31: PROTEIN
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 31: PROTEIN #h...  
BÀI 32: POLYMER
   • [KHTN9 HÓA HỌC] BÀI 31: PROTEIN #h...  
Việc học theo bộ sách giáo khoa nào cũng giống nhau về kiến thức khoa học, chỉ khác về hình thức trình bày.
Các Bạn nhớ Subscribe, Like và Share để ủng hộ tinh thần cho Cô Bích Ngọc.
Để tiện theo dõi nội dung Bạn cần hãy truy cập theo Danh sách phát trong kênh nhé! Hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, cùng với đam mê và tình yêu Hóa học, yêu nghề, tin tưởng các video sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho các Bạn!
Rất cảm ơn Các đồng nghiệp và Các em học sinh đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua!

Комментарии

Информация по комментариям в разработке