Hà Nội Phố: Thầy Chu Văn An hiệu là Tiều Ẩn – tự là Linh Triệt, thuỵ là Văn Trinh. Sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng Hưng thứ 2 (1292) tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha là Chu Văn Thiện, mẹ là Lê Thị Chuân.
Thuở nhỏ sớm có nghị lực, học rất giỏi, nghiêm khắc sửa mình, cương trực thẳng thắn, không màng danh lợi. ( Theo thần tích tại quê Thanh Liệt – Thanh Trì - Hà Nội, ông đỗ Tiến sỹ năm 12 tuổi). Mặc dù đỗ đạt cao nhưng ông không ra làm quan mà ở nhà đọc sách và dạy học tại thôn Văn. Trường Huỳnh Cung của thầy là cái nôi đào tạo hiền tài khắp xa gần. Có học trò là vương tôn, công tử, có học trò khoác áo thường dân, lại có cả học trò không phải người phàm tục. Chu Văn An thường nói với các học trò của thầy rằng: Ta chỉ dạy cho các trò làm nguời chứ không dạy cho các tro làm quan. Học trò của thầy nhiều người đỗ đạt cao vẫn giữ đức thanh liêm và làm nên sự nghiệp lớn như: Lê Quát, Phạm Sư Mạnh. Cảm mến tài đức của thầy, vua Trần Minh Tông mời thầy về Thăng Long làm Tư nghiệp Quốc Tử giám và dạy thái tử học.
Khi Trần Dụ Tông lên ngôi, vua ham thích vui chơi, trễ nải việc chính trị, bề tôi nhiều người vi phạm phép nước, đời sống nhân dân khổ cực cơ hàn – sưu cao thuế nặng, bọn gian thần thì lộng quyền hà khắc ức hiếp dân lành. Vận mệnh đất nước ảm đạm bởi lũ quan tham. Thấy được tội ác tầy trời của những kẻ nịnh thần cần phải xử nghiêm để giữ yên kỷ cương phép nước, nhiều lần Chu Văn An thẳng thắn khuyên vua sửa trị nhưng vua không nghe. Thầy bèn dâng “Thất trảm sớ” xin chém đầu 7 tên nịnh thần nhưng vua bỏ qua không xem xét. ( Mai Thọ Đức, Trâu Canh, Bùi Khâm, Văn Hiến, Nguyễn Thanh Lương, Tâm Đức Ngưu, Đoàn Nhữ Cẩu). Đau lòng trước nhân tình, thế thái thầy từ quan, treo mũ áo tại cửa Huyền Vũ, về núi Phượng Hoàng, Chí Linh, dựng nhà dạy học, tìm cây thuốc chữa bệnh, làm thơ, viết sách lưu lại cho hậu thế. Sống giữa tùng xanh, trúc biếc, lấy tên Tiều Ẩn – ví mình như một tiều phu ẩn dật trong rừng.
Tuy Chu Văn An ở chốn lâm tuyền nhưng tấm lòng vẫn đau đáu vận mệnh quốc gia. Và triều đình cũng không quên một nhân tài mẫu mực. Khi triều chính có đại sự, bao giờ cũng mời ông về tham dự. Mỗi lần như thế ông đều tâu bày thẳng thắn, hy vọng giữ vững kỉ cương, làm cho quốc thái, dân an, thể hiện một nhân cách lớn. Vua thường cho người mang lễ vật đến nhà ban tặng. Thầy thường từ chối và nếu có nhận lại đem chia cho mọi người.
Năm 1370, Trần Nghệ Tông lên ngôi thầy cả mừng, tuy tuổi đã cao, vẫn chống gậy về kinh bái yết. Vua ban chức gì ông cũng không nhận. Sau lễ bái yết, thầy trở lại nhà riêng ở Phượng Hoàng và mất tại đây vào ngày 26 tháng 11 năm Canh Tuất (1370) thọ 79 tuổi. Đền thờ và lăng mộ thầy Chu Văn An - gần 700 năm vẫn nhiều người tìm tới học đạo #hnp #hanoipho #chuvanan
Kính chào quý vị và các bạn, tôi là Duy, một người con đất Thái Bình quê lúa, có cơ hội học tập và sinh sống tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Xuất phát từ tình yêu chân thành với Hà Nội – nơi Duy đã coi là quê hương thứ hai của mình, Duy lập kênh youtube này trước tiên là để lưu giữ lại những khám phá và trải nghiệm của bản thân, sau là để chia sẻ với quý đồng bào về sự đổi thay từng ngày của thủ đô.
------------------
Kênh youtube “Hà Nội Phố” là toàn bộ tâm huyết và nỗ lực của Duy sau nhiều năm ấp ủ và cố gắng. Những ngày đầu làm video, Duy chỉ nghĩ đơn giản mình làm mọi thứ hoàn toàn tự nhiên với những gì mình có, từ thế giới quan của riêng mình. Chỉ đến khi kênh được cộng đồng quan tâm nhiều hơn, nhận được nhiều góp ý, Duy mới nhận ra mình có nhiều thiếu sót, để phục vụ cộng đồng không phải chỉ nhiệt huyết là đủ, mà còn cần trang bị thêm rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Duy đang nỗ lực từng ngày để hoàn thiện bản thân. Duy xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, góp ý từ quý vị và toàn thể cộng đồng.
-----------------
ĐĂNG KÝ KÊNH HÀ NỘI PHỐ MIỄN PHÍ TẠI: https://goo.gl/c3C67k
Fanpage Hà Nội Phố: http://bit.ly/2tefK9P
Liên hệ với Duy theo số điện thoại: 0936 639 777 (Zalo, Viber, Whatsapp)
--------------
DANH SÁCH PHÁT :
Ẩm thực đường phố Hà Nội: http://bit.ly/2sQ0PyD
Người Hà Nội: http://bit.ly/2te8kin
Đi chợ - Market: http://bit.ly/2uiCI06
Phố Cổ Hà Nội: http://bit.ly/2uiLaMw
--------------
MỖI LIKE, SHARE, ĐĂNG KÝ KÊNH (SUBSCRIBE) CỦA QUÝ VỊ ĐỘNG LÀ ĐỘNG LỰC VÔ CÙNG LỚN LAO CHO KÊNH. “HÀ NỘI PHỐ” XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA QUÝ VỊ VÀ TOÀN THỂ CỘNG ĐỒNG.
#hnp
Информация по комментариям в разработке