Tư duy & kinh nghiệm chụp ảnh chân dung đẹp

Описание к видео Tư duy & kinh nghiệm chụp ảnh chân dung đẹp

Một bức ảnh chân dung đẹp, nhìn thiên hướng trên góc độ kỹ thuật phải là bức ảnh giàu chi tiết và mô tả được những nét đẹp nhất của người mẫu, có khối trên khuôn mặt cùng biểu cảm rõ nét của đôi mắt và miệng nếu là ảnh cận cảnh, thể hiện được một phần biểu cảm và một phần vóc dáng trong một hậu cảnh hợp lý nếu là ảnh bán thân hoặc dáng vẻ thanh thoát và mềm mại của toàn thân trong một không gian có chiều sâu. Ngoài ra, những yếu tố thị giác khác quan trọng như đường nét, hình khối khi người mẫu tạo hình cũng như độ sáng tối, màu sắc nhã nhặn, độ nét mềm mại chung của tấm ảnh… v.v. cũng là những yếu tố không thể thiếu. Để có được một tấm ảnh chân dung đẹp không hề dễ vì không chỉ phụ thuộc vào vẻ đẹp sẵn có và khả năng tạo dáng hình thể cùng khả năng biểu cảm của người mẫu; mà còn phụ thuộc phần lớn vào người cầm máy với khả năng lựa chọn từng lớp cảnh đưa vào ảnh, khả năng hướng dẫn người mẫu tạo hình và thể hiện cảm xúc, và cả sự sáng tạo và tư duy về xử lý giữa vùng sáng và vùng tối trong khâu hậu kỳ.

QUAN SÁT & TÌM KIẾM BỐI CẢNH
Không ít người chơi ảnh đi đâu cũng ngó bên này, liếc bên kia để xem liệu có gì hay để chụp ảnh không, đặc biệt là những người chơi ảnh phong cảnh. Ảnh chân dung thậm chí còn thêm một bước nữa là đặt mẫu vào vị trí nào trong bối cảnh đó để chụp được tấm ảnh có bố cục đẹp nhất. Bối cảnh đẹp nhất thường là bối cảnh thể hiện được chiều sâu không gian thông qua những đường dẫn như con đường hay hàng cột, thể hiện được những họa tiết hoặc màu sắc phong phú ở hậu cảnh như vườn hoa hoặc bức tường gạch cũ. Đặc biệt nếu tìm kiếm được chút tiền cảnh như tán lá trên cao hoặc nhành hoa phía trước sẽ là một điều tuyệt vời.
Bối cảnh đã vậy còn hướng sáng mới là yếu tố then chốt. Để có chiều sâu không gian tốt nhất, hướng chụp thường sẽ là ngược sáng hoặc xiên ngược, ngoài việc có bóng đổ của không gian ra phía trước ở hậu cảnh, người mẫu sẽ có một quầng hào quang xung quanh cơ thể, đặc biệt là viền quanh tóc mà chúng ta hay gọi là ánh sáng ven, giúp tách mẫu nổi bật trên hậu cảnh.
Trong studio, người ta cũng hay tái hiện lại mô hình ánh sáng này bằng cách setup 1 đèn back light trên đầu phía sau hoặc 2 đèn rim lights ở 2 bên phía sau người mẫu để tạo ra ánh sáng ven giúp tách người mẫu khỏi hậu cảnh cùng 1 key light với góc chiếu sáng 45 độ nêu trên hoặc thêm 1 fill light hoặc hắt sáng ở bên bóng đổ của key light nếu vùng đổ bóng quá tối.

TẠO DÁNG VÀ BỐ CỤC HÌNH ẢNH
Chúng ta thường làm việc với những người mẫu bán chuyên hoặc không chuyên nên việc tạo hình bỗng nhiên người chụp ảnh phải gách vác nốt. Do đó, chúng ta không chỉ cần thường xuyên giao tiếp với người mẫu một cách thân thiện, và luôn động viên để họ tự tin hơn trước ống kính; mà chúng ta cần phải tượng tượng ra góc và hình khối của tấm ảnh sẽ chụp và có kỹ năng để hướng dẫn họ tạo hình như mong muốn.
Ngoài việc hỗ trợ tạo hình, người chụp còn phải chuẩn bị thiết bị và kỹ thuật chụp phù hợp cho mình. Chúng ta nên chụp các hết các loại bố cục toàn trung cận cho mỗi người mẫu, nhưng nếu khuôn mặt đẹp và thần thái tốt thì sẽ thiên hướng vào cận cảnh, dáng và thể hình đẹp nên tập trung vào toàn thân hoặc bán thân. Bối cảnh rộng dãi và đẹp thì tập trung vào bố cục toàn hoặc bán thân, trong khi không gian chật hẹp thì thiên về bán thân hoặc đầu vai.

XỬ LÝ HẬU KỲ
Việc đầu tiên khi mở một tấm ảnh để hậu kỳ chúng ta bắt buộc phải điều chỉnh nhiệt độ màu cho đúng với thực tế vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tông màu da (skin tone) của người mẫu.
Khác với ảnh phong cảnh hoặc ảnh thời trang, ảnh chân dung thường lại cần độ tương phản vừa hoặc thấp. Vì thế trên các phần mềm biên tập ảnh của Adobe như Camera Raw hoặc Lightroom của chính Adobe hoặc các thương hiệu máy ảnh khác đều có 1 Profile màu Portrait cho ảnh chân dung nhằm giảm bớt độ tương phản. Riêng Fujifilm có rất nhiều giả lập màu có mức tương phản từ thấp tới cao gồm Eterna, ProNeg Std, Nostalgic Neg, Classic Chrome, Astia, ProNeg Hi.
Khi hậu kỳ ảnh chân dung, phần người mẫu có thể giảm độ bão hòa màu (Vibrance) để nhã nhặn hơn, có thể thay đổi (Hue) để màu da thể hiện được màu da tự nhiên đẹp nhất của mẫu. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn cần đủ độ sáng (Exposure) và chi tiết (Detail) để thể hiện tốt nhất thần thái cảm xúc của mẫu, trong khi làn da thường sẽ cần xử lý mịn màng hơn so với độ nét mà máy ảnh đã ghi lại. Nếu bố cục cận cảnh thì cần cân chỉnh sự chuyển dịch từ vùng sáng (Highlight) sang vùng tối (Shadow) mượt mà. Lưu ý với các trang phục màu trắng, đặc biệt là áo dài trắng khi chụp rất dễ bị cháy sáng và dễ ám màu của không gian chụp nên hậu kỳ cần điều chỉnh để thể hiện được đúng màu trắng và giàu chi tiết nhất có thể.

   • Cách chụp ảnh chân dung ngược sáng ng...  

0:00 Thế nào là bức ảnh chân dung đẹp?
1:39 Giới thiệu kênh
1:56 Quan sát & tìm kiếm bối cảnh
5:40 Tạo dáng & bố cục hình ảnh
8:09 Xử lý hậu kỳ

#photography #fujifilm #portrait #thinking #experience

Комментарии

Информация по комментариям в разработке