Ông Trọng: Việt Nam quyết theo chủ nghĩa xã hội

Описание к видео Ông Trọng: Việt Nam quyết theo chủ nghĩa xã hội

#VOATIENGVIET
Tin tức:   / voatiengviet  ,    / voatiengvietvideo  , http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Trong một bài viết được báo chí Việt Nam đăng tải hôm 16/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận chủ nghĩa tư bản có “những thành tựu” và “giá trị văn minh” song ông vẫn khẳng định Việt Nam “kiên định, kiên trì theo đuổi” chủ nghĩa xã hội.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Thanh Niên, Tiền Phong và nhiều báo lớn khác có đoạn: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học-công nghệ”.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản xác nhận thực tế rằng nhiều nước tư bản phát triển đã “hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước”.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra việc từ giữa thập kỷ 70, chủ nghĩa tư bản “đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách ‘tự do mới’ trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển”.

Tuy nhiên, vị tổng bí thư đảng cộng sản liệt kê ra mặt trái của chủ nghĩa tư bản, nhấn mạnh đến bất công xã hội, khoảng cách giàu nghèo, và “‘dân chủ tự do’ mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.

Đối lập với những điều nêu trên, Tổng Bí thư Trọng cho rằng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo “cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội”.

Vẫn trong mạch văn này, ông Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau … chứ không phải cạnh tranh bất công, ‘cá lớn nuốt cá bé’ vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm” và “chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

Theo người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, những mong ước tốt đẹp đó dường như cũng là “những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường” mà đảng và nhân dân “đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.

Từng là một đảng viên và đã tuyên bố từ bỏ đảng, giáo sư Cống khẳng định không có chính quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam mà chỉ có điều ngược lại:

“Chính quyền là của đảng, người ta bảo vệ đảng. Người ta nói rằng năm 1945 nhân dân làm cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Nhưng thực ra quyền chỉ là hão huyền. Thực chất quyền vẫn trong tay đảng, quốc hội là quốc hội của đảng, chính phủ là chính phủ của đảng, đảng ngồi lên trên tất cả luật pháp, đến nỗi ông Trọng nói rằng Hiến pháp là tài liệu quan trọng nhất sau nghị quyết của đảng. Nói rằng nhà nước của dân do dân vì dân là người ta tuyên truyền thôi”.

Về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, giáo sư Cống lưu ý rằng trong khi Tổng Bí thư Trọng phê phán các nước tư bản về bất bình đẳng xã hội, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, và quyền lực chỉ phục vụ một thiểu số giàu có, thực tế ở Việt Nam cũng không khác gì:

“Ở Việt Nam cũng phân biệt giàu nghèo rất lớn, tài sản cũng tập trung vào các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Phương Thảo, v.v… Có những người nông dân vẫn bị oan ức, vẫn bị áp bức, đàn áp. Ông Trọng không sâu sát tình hình nhân dân, ông ấy không biết thực tế đâu”.

Trong phần cuối bài viết của mình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tái xác nhận rằng “hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và thực tiễn cho thấy quá trình này là “một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp”.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định với VOA rằng xây dựng CNXH là một ảo tưởng:

“Nếu anh xây dựng CNXH đúng đắn, hợp quy luật thì không đến nỗi nó phải khó khăn như thế. Nếu anh xây dựng một xã hội tốt đẹp và bản thân anh tốt đẹp thì người ta phải theo chứ. Tôi nghĩ không thể thành công được đâu. Trong việc xây dựng CNXH có đầy rẫy các mâu thuẫn. Chủ nghĩa tư bản có một số mâu thuẫn, họ khắc phục dần dần. Còn CNXH không những không khắc phục được mà còn sụp đổ ở ngay quê hương của CNXH là Liên Xô. Trung Quốc, Việt Nam có rút kinh nghiệm, tăng cường tuyên truyền dối trá, tăng cường kìm kẹp nhưng rồi cũng sẽ sụp thôi”.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке