Nguyên nhân khổ đau.
Trong Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), phần Tập đế thường nói nguyên nhân của đau khổ là 10 phiền não căn bản: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ. Nhiều người học đạo không nhớ nổi 10 danh từ trên, và dù có nhớ đi nữa cũng chưa chắc hiểu rõ ý nghĩa. Qua kinh nghiệm cá nhân, tôi xin tóm tắt lại thành một thứ cho dễ nhớ:
“Nguyên nhân của khổ đau là muốn sự vật phải theo ý mình”.
Một câu đơn giản trên bao gồm 10 phiền não gốc.
Khi tiếp xúc cảnh trần, tâm khởi lên ưa cái này, muốn cái kia, như muốn có nhiều tiền, muốn giàu có, muốn nổi danh, muốn vợ đẹp, muốn quyền hành, muốn cái này, muốn cái kia, tất cả những cái muốn đó đều được thúc đẩy bởi tâm tham. Khi cái muốn được thỏa mãn thì lòng tham lại tăng trưởng, có một thì muốn hai, có hai thì muốn mười, và có rồi thì sợ mất, phải lo lắng ôm giữ, cất dấu.
Nhưng khi những cái muốn không được thỏa mãn thì tâm sân nổi lên, giận người này, tức người kia, đổ lỗi người nọ. Trong tất cả phiền não thì tâm sân là nguy hiểm nhất, vì nó đưa đến hành động xấu ác, mắng chửi, đánh đập, mưu hại người làm trái ý mình.
Muốn sự vật phải xảy ra theo ý mình là ngu si, bởi vì sự vật xảy ra theo luật nhân duyên và nhân quả. Đủ nhân và duyên thì cho ra quả, còn thiếu nhân và duyên thì quả không trổ. Thí dụ những người nghèo mà ham mua vé số, lô tô, đánh đề mong trúng số làm giàu, nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo vì không có phước. Theo luật nhân quả, những người mà kiếp này giàu có là nhờ đời trước đã từng bố thí, giúp đỡ kẻ nghèo khó, nhờ phước đức đó nên kiếp này làm ăn dễ gặp may mắn, được quý nhân giúp đỡ. Ngoài đời thường nói “thông minh bất năng địch nghiệp”, dù tài giỏi thông minh nhưng không có phước thì cũng nghèo mạt rệp; hoặc “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, con người mưu mô tài giỏi thế nào đi nữa, nhưng thành công hay không là do trời xếp đặt, trời ở đây chính là luật nhân quả. Điển hình như truyện Tam Quốc xưa kia, Khổng Minh bao lần bày binh xếp trận quyết giết cho được Tư Mã Ý, đúng lúc Tư Mã Ý sắp bị chết cháy thì trời nổi cơn mưa lớn dập tắt hết lửa. Trong gia đình, ai cũng muốn vợ chồng con cái hạnh phúc, nhưng đâu biết tất cả là oan gia hội tụ để thanh toán nợ ân oán. Đã là oan gia tìm đến đòi nợ, trả nợ thì làm sao muốn người khác phải thương yêu và chiều ý mình được?
Muốn sự vật phải theo ý mình cũng chính là ngã mạn, tự cho mình là quan trọng, muốn mọi người phải tuân chiều ý mình. Trong gia đình, vợ muốn nhẫn hột xoàn mà chồng chỉ mua cho nhẫn vàng thì buồn giận; chồng muốn đi du lịch mà vợ chỉ thích đi mua sắm thì không vui. Ai cũng muốn người kia phải theo ý của mình. Đi vào đám đông thì muốn mọi người để ý tới mình, vào chùa thì ăn mặc sang trọng, trang sức lộng lẫy để mọi người chú ý, thế là cảm thấy vui sướng hãnh diện. Trong buổi ăn uống, nhậu nhẹt thì lớn miệng dành nói, không cho người khác nói, lỡ ai nói trái ý thì nổi sân chửi bới, ẩu đả.
Khi sự vật không xảy ra theo ý mình thì tâm nghi dễ phát sinh. Thí dụ người vợ muốn chồng phải đi làm về đúng giờ, nhưng lỡ chồng đi làm về trễ thì vợ khởi tâm nghi là chồng ngoại tình. Hoặc vợ muốn chồng phải đưa đi nghỉ mát, nhưng chồng bận việc không đi được thì vợ nghi là chồng hết thương mình, v.v…
Muốn sự vật phải theo ý mình và mình ở đây là ai? Đó chẳng phải cái thân này là gì? Vì chấp cái thân này là Ta, là mình, (thân kiến), nên thân này muốn cái gì thì phải chiều theo ý nó. Nó đòi ăn thịt uống rượu mà trong nhà chỉ có rau cải và nước lã thì nổi sân lên, đập bàn đập ghế, la hét vợ con. Vì cho cái thân này là Ta nên phải đi sửa sắc đẹp, không muốn nó già.
Biên kiến là chấp vào cái thấy một chiều, còn gọi là thành kiến. Khi muốn sự vật phải xảy ra theo ý mình tức là không muốn sự vật xảy ra theo ý người khác, đó chính là biên kiến.
Tà kiến là chấp chặt những quan niệm sai lầm, trái với đạo đức, trái với luật nhân quả. Cứ muốn sự vật phải xảy ra theo ý mình, đó là không hiểu luật nhân duyên, nhân quả như đã nói ở trên, và như vậy chính là một loại tà kiến.
Kiến thủ là chấp chặt ý kiến, quan niệm của mình. Ai cũng có quyền có ý kiến và khi mình biết tôn trọng ý kiến của người khác thì không phải là kiến thủ. Kiến thủ ở đây là khư khư bám chặt vào ý kiến của mình là đúng và ép buộc người khác phải theo. Dù ý kiến của mình đúng và hay nhưng ép buộc kẻ khác tuân theo thì đó là kiến thủ. Từ kiến thủ đi tới độc tài chẳng bao xa. Thí dụ những người tu Tịnh Độ hoặc tu Thiền quá khích, muốn xiển dương pháp môn của mình là hay, là đúng, rồi dèm pha pháp môn khác, muốn gia đình bạn bè phải tu theo pháp môn của mình, đây cũng là một loại kiến thủ.
Xem thêm: https://conduonggiacngo.com/nguyen-nh...
#conduonggiacngo #phathoc #dongdoivotan #thichtrisieu #nguyennhankhodau
Lời dạy của Đức Phật, thông tin Kinh Phật, Phật học, Thần chú, Hỏi đáp Phật pháp, Gieo duyên Phật pháp đến mọi người
Информация по комментариям в разработке