Hãy cùng Bác sĩ của bạn và PGS-TS-BS Trần Việt Hồng ( P.Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng TPHCM) tìm hiểu về tồn thương thanh quản
Chấn thương thanh khí quản là tình trạng tổn thương cấu trúc và các thành phần của thanh khí quản do tác động cơ học từ bên trong hoặc bên ngoài thanh khí quản. Dù hiếm gặp, nhưng chấn thương thanh khí quản là một tình trạng vô cùng nghiêm trọng, có thể gây tắc nghẽn đường thở gây suy hô hấp, đe dọa tính mạng người bệnh. Phần lớn bệnh nhân bị chấn thương thanh khí quản mức độ nặng tử vong trước khi được chăm sóc y tế .
Các nguyên nhân gây chấn thương thanh khí quản thường gặp là:
Bệnh nhân bị chấn thương do bị một vật gì đó đâm trực tiếp vùng cổ ngực.
Bệnh nhân bị chấn thương kín vùng cổ do bị đập, siết cổ quá mạnh.
Bệnh nhân bị chấn thương vùng ngực do xương ức bị ép mạnh vào cột sống hoặc do cú dội ngược.
Vết thương do hỏa khí chiến tranh, do người bệnh hít phải chất độc dạng khí hoặc dạng lỏng.
Các triệu chứng của chấn thương khí quản rất khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:
Khó thở: khó thở ở cả hai thì, mức độ khó thở có thể từ nhẹ đến trung bình hoặc nặng và ngày càng tăng dần. Khó thở ở mức độ nguy kịch nếu có tình trạng phù nề, xuất tiết hoặc máu chảy nhiều vào đường thở gây bít đường thở.
Khí hoặc máu từ vết thương bắn ra theo nhịp thở.
Tràn khí dưới da: do hở trục thanh khí quản, có thể lan tràn gây biến dạng vùng cổ, cằm, mặt, ngực. Tràn khí dưới da thường trầm trọng ở những vết thương có lỗ vào nhỏ và bị các bình diện bên ngoài ngăn cản. Tràn khí có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó thở, thậm chí có thể gây chèn ép tim dẫn tới tử vong.
Ho: ho thành cơn, có thể ho sặc, đau tăng khi ho, khó thở tím tái.
Khàn hoặc mất tiếng do tổn thương ở dây thanh quản, thần kinh thanh quản hoặc khớp nhẫn phễu.
Bên cạnh việc khám lâm sàng nhằm phát hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh, để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định một số kỹ thuật cận lâm sàng như:
Chụp X-quang: giúp thấy được hình ảnh tràn khí, mức độ tràn khí vùng cổ hoặc ngực, nhưng khó xác định được vùng tổn thương.
Nội soi: giúp xác định chính xác vị trí và tính chất tổn thương, tuy nhiên cần cẩn trọng vì có thể làm chấn thương nặng thêm.
Chụp cắt lớp vi tính vùng thanh quản: cho thấy cụ thể hình ảnh vỡ các cấu trúc sụn của thanh quản, hình ảnh tổn thương phần mềm như khói máu tụ niêm mạc, rách màng nhẫn giáp, rách màng nhẫn khí quản, hình ảnh tràn khí, trật sụn phễu, khớp nhẫn giáp,... Nhìn chung, chụp cắt lớp vi tính vùng thanh quản cho thấy tương đối đầy đủ và toàn diện các chấn thương khí quản, giúp định hướng điều trị.
Bác sĩ của bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
#bacsicuaban #tonthuongthanhquan #viemthanhquang
Информация по комментариям в разработке