TÌM HIỂU VỀ HỒI HƯỚNG VÀ KHÔNG HỒI HƯỚNG TRONG TỊNH ĐỘ MÔN

Описание к видео TÌM HIỂU VỀ HỒI HƯỚNG VÀ KHÔNG HỒI HƯỚNG TRONG TỊNH ĐỘ MÔN

NGUYÊN TÁC: PHÁP SƯ TỊNH TÔNG
Người Dịch: Thích Nữ Hòa Hiệp
Người Đọc: Thiện Tuấn
------------
Hạnh thể của Chánh hạnh, vốn tự hướng về Tây Phương Cực Lạc, dù cho không hồi hướng riêng, nghiệp vãng sanh vẫn tự nhiên được thành tựu, nên gọi là Bất hồi hướng—nhưng đây hoàn toàn không nói là không thể hồi hướng.
Người tu Tạp hạnh, thì an tâm và khởi hạnh không tương ưng với nhau, nếu không hồi hướng riêng, thì chẳng thành tựu nhân vãng sanh, nên cần phải hồi hướng thì mới thành tựu nhân vãng sanh, cho nên gọi là Hồi hướng.
Có thể thấy, tu Chánh hạnh, cho dù không chú trọng hồi hướng cũng tự nhiên thành tựu nghiệp vãng sanh. Bởi lẽ năm loại Chánh hạnh này đều lôi kéo chúng ta về Cực Lạc, về Phật A-di-đà, nên tự nhiên đi đến đó thôi! Niệm Phật A-di-đà, bản thân câu danh hiệu chính là Phật A-di-đà. Trừ khi mình có thêm ý niệm đặc biệt, không chịu cầu vãng sanh, chỉ mong cầu phước báo nhân gian, đó chẳng phải là người tu hành của Tịnh Độ môn. Người tu theo Tịnh Độ thì mục tiêu trước mắt là cầu sanh thế giới Tây phương Cực Lạc.
Không chú trọng hồi hướng bởi vì năm loại Chánh hạnh này đều hướng về Tịnh Độ, nhắm vào Phật A-di-đà. “Không thể hồi hướng phải không? Tôi tụng văn hồi hướng có phải là sai rồi phải không?”. Hoàn toàn không nói rằng không thể hồi hướng, đây đều là điều rất tự nhiên, cũng hồi hướng được bình thường.
“Người tu Tạp hạnh, thì an tâm và khởi hạnh không tương ưng với nhau”, gọi là an tâm, chính là nguyện sanh Tịnh Độ; khởi hạnh là phương pháp hành nghiệp, hành trì. Chẳng hạn như đọc tụng kinh điển, anh ta không đọc tụng ba kinh Tịnh Độ, lễ bái cũng không chuyên lễ bái Phật A-di-đà, tán thán lại cũng không chuyên tán thán Phật A-di-đà, xưng danh thì lại xưng danh hiệu Phật khác, Bồ-tát khác, như thế thì an tâm và khởi hạnh không hoàn toàn thống nhất với nhau, đây gọi là “không tương ưng”. Khởi hạnh không có dính líu gì với thế giới Cực Lạc, cho nên nếu không đặc biệt hồi hướng thì không thể trở thành nhân của vãng sanh.
Ví dụ như ngũ giới, thập thiện, không có mối quan hệ trực tiếp với vãng sanh Cực Lạc thế giới Cực Lạc. Hiếu thảo với cha mẹ là việc là con người phải là, cũng không liên quan gì đến vãng sanh Cực Lạc, không nói rằng hiếu thảo với cha mẹ thì chắc chắn được vãng sanh Cực Lạc. Hoặc nói về tĩnh tọa tham Thiền, hoặc là bái sám, hay đọc tụng kinh điển Đại thừa, trên cơ bản những việc này đều không dính dáng gì đến vãng sanh Cực Lạc, nếu không đặc biệt hồi hướng thì nó đều có quả báo của riêng mỗi hạnh. Thế nên, cần phải hồi chuyển, đặc biệt hồi hướng, để chúng nhắm đến thế giới Cực Lạc, mới trở thành nghiệp nhân của vãng sanh, đây gọi là hồi hướng. Người tu Tạp hạnh nhất định phải hồi hướng, bằng không thì công đức sẽ rơi rụng, mỗi thứ chiêu cảm lấy công năng quả báo riêng.
Người tu Chánh hạnh thì không chú trọng hồi hướng, tự nhiên trở thành nghiệp vãng sanh. Ví dụ như có vài bà lão, căn bản là không hiểu văn hồi hướng, cũng không biết đọc tụng văn hồi hướng, như thế thì làm sao hồi hướng? Nhưng, đi đứng nằm ngồi họ đều niệm câu danh hiệu, như thế thì tự nhiên nhắm thẳng đến Cực Lạc.

Nam-mô A-di-đà Phật!

Комментарии

Информация по комментариям в разработке