Cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

Описание к видео Cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

#huyeap #hahuyetap #tanghuyetap

Ở cơ thể người, huyết áp là áp lực của máu trong lòng động mạch khi tim thực hiện chức năng bơm máu cung cấp cho các cơ quan. Thông qua thiết bị đo huyết áp, có thể dễ dàng biết được mức độ áp lực của dòng máu trong cơ thể con người.

Theo báo cáo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, cả nước hiện có 25% dân số đang có triệu chứng tăng huyết áp và mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, trong các năm trở lại đây, bệnh lý tăng huyết áp đang có chiều hướng trẻ hóa, trong đó rất nhiều đối tượng mắc bệnh đang còn trong độ tuổi lao động.

Một khi có chẩn đoán tăng huyết áp thì người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ huyết áp hoặc áp dụng cách làm hạ huyết áp tại nhà đầu tiên đối với người bệnh là thay đổi lối sống (bất kể giai đoạn nào của tăng huyết áp) và/hoặc thuốc hạ huyết áp phối hợp cùng tùy vào giai đoạn tăng huyết áp.

Việc điều trị tăng huyết áp không cần dùng thuốc hạ huyết áp thường được khuyến khích cho những bệnh nhân bị tăng huyết áp bình thường cao (trừ trường hợp trên bệnh nhân có nguy cơ rất cao bệnh tim mạch) và/hoặc tăng huyết áp độ 1, không có biến chứng về tim mạch và tổn thương cơ quan đích.

Hiện nay, cách để hạ huyết áp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng các phương pháp không dùng thuốc hạ huyết áp như sau:

Thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn hợp lý, duy trì cân nặng lý tưởng, hạn chế các chất kích thích (rượu, bia, cà phê..), tăng cường hoạt động thể lực, bỏ thuốc lá;

Tập thể dục đều đặn, vừa sức;

Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì - duy trì cân nặng lý tưởng;

Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;

Tránh nhiễm lạnh đột ngột;

Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;

Thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hiệu quả của việc áp dụng cách để hạ huyết áp không dùng thuốc hạ huyết áp phụ thuộc rất nhiều vào sự tuân trị của người bệnh đồng thời bệnh nhân cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm bớt các nguy cơ xảy ra biến chứng và để duy trì mức huyết áp hợp lý. Trong trường hợp áp dụng các cách hạ huyết áp khẩn cấp không đem lại kết quả thì người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Bệnh tăng huyết áp thường diễn tiến rất lặng lẽ với những triệu chứng mơ hồ hoặc không có biểu hiện gì cụ thể. Chính vì vậy, nhóm đối tượng dễ bị tăng huyết áp, chẳng hạn như người trung niên và cao tuổi, lao động nhiều hay thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nên chủ động theo dõi huyết áp của bản thân thường xuyên và đều đặn. Nếu không kịp thời phát hiện tình trạng huyết áp cao để nghỉ ngơi hoặc uống thuốc hạ huyết áp, bệnh có nhiều nguy cơ dẫn đến tai biến nguy hiểm, nhất là đột quỵ.

Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại:    / @vinmechospital  
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage:   / vinmec  
Website: https://www.vinmec.com
TikTok:   / benhvienvinmec  
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nu...
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Комментарии

Информация по комментариям в разработке