Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ - Tuồng cổ Thái Bình với sự góp mặt của Bình Tinh, Thái Vinh

Описание к видео Thần Nữ Dâng Ngũ Linh Kỳ - Tuồng cổ Thái Bình với sự góp mặt của Bình Tinh, Thái Vinh

Tham gia làm hội viên của kênh này để được hưởng đặc quyền:
   / @dulich247  
Nguồn video: Bạc Liêu Quê Mình
Đoàn Huỳnh Long qua những thăng trầm
Huỳnh Long cũng là một đại gia tộc song song với Minh Tơ trong lĩnh vực tuồng cổ, và cùng phát triển lẫn suy tàn gần như cùng thời. Hiện nay cả Huỳnh Long và Minh Tơ đều đang ra sức hồi phục bảng hiệu một cách cảm động.
Gắn bó với đình Nhơn Hòa - Cầu Muối
Ông bầu Bảy Huỳnh và vợ là nghệ sĩ Ngọc Hương là nghệ sĩ hát bội cùng nổi danh thập niên 1940 - 1950, lập gánh riêng tên gọi Chánh Thành, hát thường trực ở đình Nhơn Hòa (Cầu Muối, Q.1, Sài Gòn). Đây là một ngôi đình lớn, không thua kém đình Cầu Quan, mà sau này thành trụ sở chính của đoàn Minh Tơ. Và thực tế sau này khi đoàn Chánh Thành chuyển sang hồ quảng Huỳnh Long thì cũng chọn đình Nhơn Hòa làm trụ sở chính. Hiện nay đình Nhơn Hòa vẫn còn tại vị nơi chợ Cầu Muối, trên gác của đình có một gian mà cô đào Kim Phượng (con gái của ông bà Bảy Huỳnh) thuê để đặt bàn thờ tổ của đoàn Huỳnh Long và làm kho chứa trang phục cải lương.
Thế hệ thứ hai, ông bà Bảy Huỳnh có 5 người con theo nghề hát là Bạch Mai, Thanh Bạch, Kim Phượng, Bạch Nga, Thanh Châu. Vào thập niên 1960 - 1970, ông bà Bảy Huỳnh chuyển sang hát hồ quảng và lập tới 4 đoàn đều lấy tên Thanh Bình - Kim Mai, hai người con trụ cột chính là Bạch Mai và Thanh Bạch nổi tiếng lừng lẫy. Kim Phượng thì chuyên về trang phục, Thanh Châu chuyên về âm nhạc, coi như cả gia tộc đều có người phụ trách các lĩnh vực.
Nói về nghệ sĩ Thanh Bạch, đúng nghĩa là một kép đẹp, dung mạo đoan chính, giọng ca trầm ấm, vũ đạo tuyệt vời, lên sân khấu là “đốn tim” khán giả. Thanh Bạch đóng vai tướng thì đầy dũng khí, còn đóng vai vua thì sáng sủa, minh định, người xem thật sự rung động.
Còn Bạch Mai đóng đào mùi đào độc đều xuất sắc, đặc biệt đào võ với thần thái và chất giọng uy nghi. Bà còn có khả năng đạo diễn và viết tuồng, cho đến nay khoảng 50 kịch bản vẫn được các đơn vị tái dựng, chẳng hạn Xử án Phi Giao, Giang sơn và mỹ nhân, Tấm Cám, Mạnh Lệ Quân, Ngũ biến báo phu cừu... Bà kết hôn với Đức Lợi, cũng là một nghệ sĩ nổi tiếng trong tuồng cổ.
Cần nói rõ về một giai đoạn của gia tộc này. Sau khi ông Bảy Huỳnh mất, đến năm 1975 thì thay đổi thể chế, không được diễn tuồng Tàu, bà Bảy Huỳnh đứng ra xin giấy phép thành lập đoàn tuồng cổ Huỳnh Long, cái tên Huỳnh Long mới thật sự có từ đây. Thanh Bạch trở thành trụ cột của đoàn, còn Bạch Mai thì sáng tác thêm những kịch bản lịch sử như Anh hùng bán than, Mặt trời đêm thế kỷ (chuyển thể từ kịch bản của Lê Duy Hạnh)... Nhưng đến năm 1980 thì đoàn ngưng hoạt động, Thanh Bạch về đầu quân cho Minh Tơ, gặp gỡ và nên duyên cùng nghệ sĩ Bạch Lê (chị ruột NSƯT Thành Lộc), rồi năm 1990 cả hai vợ chồng sang Pháp định cư. Coi như đoàn Huỳnh Long ngưng diễn.
Khôi phục bảng hiệu bằng sức trẻ
Tuy nhiên, nghệ sĩ Bạch Mai vẫn âm thầm làm nghề. Bà đi hát show, hoặc thu video, thu đĩa. Và bà đã sinh ra thế hệ thứ ba với Chinh Nhân và Bình Tinh, chính là người bây giờ phục hồi bảng hiệu Huỳnh Long.
Chinh Nhân là một kép đẹp từng đoạt giải Trần Hữu Trang. Dung mạo sáng sủa, giọng ca trong trẻo, vũ đạo đẹp, tương lai đầy hứa hẹn. Không ngờ anh bệnh nặng và mất khi mới 46 tuổi.
Bình Tinh theo học tại Đồng ấu Bạch Long, cũng lên sân khấu từ rất sớm. Nhưng giai đoạn cô trưởng thành chính là giai đoạn u ám nhất của gia tộc. Một mình cô chạy show tất bật để nuôi mẹ và lo cho anh. Có khi hát trích đoạn, có khi ca nhạc, kể cả hát đám ma, đám cưới... 15 năm, cô cùng người chồng nắm chặt tay vượt qua gian khó với lòng hiếu thảo vô bờ.
Trời không phụ kẻ có lòng, Bình Tinh tham dự cuộc thi Sao nối ngôi năm 2016 và đoạt quán quân. Từ đó, cô đắt show không thể tưởng, có khán giả còn thương yêu tặng cả xe hơi, đồ hiệu... Bây giờ Bình Tinh không còn lo lắng chuyện làm nghề và kinh tế gia đình nữa.
Nhưng mối bận tâm của Bình Tinh chính là gầy dựng lại bảng hiệu Huỳnh Long. Cô vừa ra mắt vở San hà xã tắc tại rạp Hồng Liên (tháng 4.2021) đêm nào cũng kín hết 400 ghế, phải kê thêm ghế xúp. Với tín hiệu vui này, nghệ sĩ Bình Tinh cho biết: “Chúng tôi đang dựng Nữ tướng Hồ Đề (một vị tướng thời Hai Bà Trưng), và Hoàn Châu cách cách, dự kiến ra mắt trong tháng 6. Thật cảm động khi thấy khán giả còn ái mộ Huỳnh Long, tôi phải cố hết sức”.
Chủ trương của Bình Tinh là sử dụng sức trẻ, chỉ mời một ít tiền bối gắn bó như NSƯT Thoại Mỹ, Ngân Tuấn... Cô muốn gầy dựng thêm một thế hệ nối tiếp, trong đó có nhiều em là thí sinh đi thi Sao nối ngôi được chính cô huấn luyện. Trên sân khấu Huỳnh Long bây giờ sẽ thấy sự thanh xuân của Bình Tinh, Hoàng Đăng Khoa, Trọng Nhân, Khánh Nhi, Thái Vinh, Huyền Trâm, Bảo Bảo…
Và Bình Tinh cũng hướng tới một lớp khán giả trẻ, cho nên cô nhờ mẹ là nghệ sĩ Bạch Mai chỉnh lý lại các kịch bản cũ và viết thêm kịch bản mới, sao cho trẻ hơn, nhẹ nhàng hơn, duyên dáng và hài hước. Với tâm nguyện làm cho khán giả trẻ phải yêu cải lương, Bình Tinh đang dốc toàn bộ trái tim của mình vào sân khấu.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке