107 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAI

Описание к видео 107 PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THO NHƯ LAI

Hôm Nay Ngày 29/8 Năm Giáp Thìn Tức là 01/10/2024
Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
Quyển Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Chú Ý Trang 35 hàng 7 Bài số 107
Nguyện thứ nhất, cõi nước không có ác đạo
1) “Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác”
“Giả sử khi tôi thành Phật”
“Thành Phật” "Vô thượng Bồ Đề"
Nếu bạn chân thật quán sát thể hội được, thì bạn liền biết được học Phật là học cái gì, cầu là cầu cái gì? Vô thượng Bồ Đề, không phải là phước báo trời người, không phải là danh vọng lợi dưỡng.
Ngày nay chúng ta thành thật mà nói, đối với tất cả pháp có một số cũng đang dụng tâm học Phật, thế nhưng học được thế nào? Học rồi liền mê. Có mấy người có thể học mà không mê? Tại vì sao nói bạn học rồi mê? Dính tướng thì mê rồi, phân biệt thì mê rồi. Bạn xem bản lĩnh của người ta, mỗi ngày học tập không dính tướng, không phân biệt, họ mới là giác mà không mê. Ngày nay chúng ta càng học càng mê, càng học càng chấp trước, đến năm nào mới có thể thành tựu?
Bồ Tát Mã Minh trong Khởi Tín Luận dạy cho chúng ta phương pháp giác mà không mê, đó là lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng văn tự, lìa tướng tâm duyên. Chỉ cần bạn đem nguyên tắc của ba câu này giữ lấy, thì thế xuất thế gian pháp không luận một pháp nào, bạn học tập chỉ có giác mà không có mê, mới có thể chân thật làm đến được giác mà không mê.
Nếu không thì cái giác đó của bạn vẫn là mê, không phải thật đã giác ngộ; cái bạn đã học được, dùng lời hiện tại mà nói, chỉ là thường thức thông thường mà thôi, không thể nào khế nhập được cảnh giới, bạn học được nhiều hơn đều là mê mà không giác.
Bồ Tát Pháp Tạng từ phát tâm tu học, trên bộ kinh này giới thiệu được không ít, mỗi câu mỗi chữ chúng ta đều phải nên học tập, cho nên Ngài học được viên mãn."Đắc Vô Thượng Bồ Đề" thì tốt nghiệp rồi, "thành Chánh Giác rồi" là nắm lấy được quả vị của Phật.
“Nước Tôi” "cõi nước tôi ở ". là y chánh trang nghiêm.
“còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh giác”
Bổn nguyện của A Di Đà Phật gồm 48 nguyện. Câu này chính là nguyện thứ nhất trong biệt thuyết “quốc vô ác đạo nguyện”.
Kinh văn xem ra dường như rất là phổ biến, thế nhưng ý nghĩa rất là sâu rộng. Mười phương thế giới, dùng tri thức khoa học hiện tại của chúng ta cũng có thể hiểu rõ được một phần, thế nhưng không cách gì hiểu được một cách thấu triệt.
Đây là nguyện thứ nhất trong biệt nguyện của A Di Đà Phật.
Nguyện thứ nhất chúng ta có thể suy nghĩ ra mà biết, đây là nguyện quan trọng nhất. A Di Đà Phật ở nhân địa là Bồ Tát Pháp Tạng. Bồ Tát Pháp Tạng khi tham học, xem thấy chúng sanh loại này quá khổ, hy vọng tương lai trong thế giới của Ngài không có những chúng sanh này, cho nên thế giới đó gọi là thế giới Cực Lạc. Vui ở chỗ nào? Không có những ác đạo. Chúng ta phải biết, trong đây đã nói “còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh” là đường súc sanh, những thứ ở nơi đó của họ từ đâu mà có? Chúng ta phải nên biết, thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật không có, tại vì sao thế giới của chúng ta có?
Tại vì sao A Di Đà Phật đem việc này để vào nguyện thứ nhất? Thực tế mà nói là không hy vọng xem thấy chúng sanh chịu khổ, đây là lòng từ bi, nhà Phật gọi là đại từ đại bi. Khổ quả nhất định có nhân của khổ. Nhân khổ là nhân ác, về sau còn nói tỉ mỉ. Nghiệp nhân của địa ngục đương nhiên rất là phức tạp.
Tại vì sao người ở nơi đó không tạo nghiệp nhân này?
1)Việc thứ nhất, thế giới Tây Phương Cực Lạc là thế giới mới hưng khởi, tuyệt nhiên không phải rất cổ xưa, mà năm tháng rất trẻ, ở trên kinh chúng ta đều đọc qua, A Di Đà Phật thành Phật đến nay mới chỉ có mười kiếp, thời gian này rất ngắn. Thế giới khác đều là tương đối cổ xưa, đều là trải qua vô lượng kiếp, Cực Lạc mới mười kiếp, cho nên rất mới.
2)Nhân tố thứ hai là giáo hóa. Một số người tốt này sanh đến thế giới Cực Lạc, người tốt là hảo tâm, hảo hạnh, thế nhưng nếu như đem cái tâm hạnh tốt giữ được lâu dài thì không phải là việc dễ dàng. Thế gian này chúng ta có người hảo tâm, hành vi cũng rất tốt, nhưng thỉnh thoảng cũng làm việc xấu là do nguyên nhân gì vậy? Hoàn cảnh bên ngoài không tốt, mê hoặc họ, nhất thời mê hoặc, loại người này thường có.
1)Ý nghĩa thứ nhất, ở trong đây không có thọ vui, chỉ có khổ, không có vui.
2)Ý nghĩa thứ hai, Phật Bồ Tát rất từ bi muốn giúp đỡ họ cũng không thể giúp được, Phật Bồ Tát muốn cứu tế họ cũng không có cách nào, vì sao vậy? Nghiệp chướng quá nặng.
3) Ý nghĩa thứ ba là ngu si, không mở trí tuệ. Hoàn cảnh cư ngụ rất là tối tăm, họ không thể thấy được mặt trời hay trăng sao, không trung như khói mù mịt, đám khói rất dày, cho nên mới gọi là địa ngục.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке