LÝ GIẢI BẠO LỰC MẠNG: “THÙ HẰN ĐIỀU HƯỚNG” VÀ HỆ QUẢ ẨN DANH | Hội Đồng Cừu | Bút Ký Văn Hóa

Описание к видео LÝ GIẢI BẠO LỰC MẠNG: “THÙ HẰN ĐIỀU HƯỚNG” VÀ HỆ QUẢ ẨN DANH | Hội Đồng Cừu | Bút Ký Văn Hóa

LÝ GIẢI BẠO LỰC MẠNG: “THÙ HẰN ĐIỀU HƯỚNG” VÀ HỆ QUẢ ẨN DANH | Hội Đồng Cừu | Bút Ký Văn Hóa

***

MỤC LỤC

0:00 Giới thiệu và đặt vấn đề
2:34 Ẩn danh trong pháp luật khiếu nại tố cáo
4:28 Ẩn danh và Mạng xã hội
8:28 “Trải nghiệm” của HDC
10:37 Hệ quả của hành vi thông qua việc ẩn danh: Từ các nghiên cứu tâm lý
13:36 Giới thiệu khái niệm “Displaced Aggression” và mở rộng

***

Những ngôn từ nặng nề, có tính chất thù hằn; những hội nhóm anti hàng trăm nghìn, triệu thành viên… có thể nói là một trong những đặc trưng lạ của văn hóa mạng Việt Nam.

Song vì sao chúng ta lại đi đến kết quả này?

Trong video này, Hội Đồng Cừu đề xuất hai lý do chủ yếu dẫn đến sự cực đoan hóa thái độ, hằn học hóa ngôn từ, và lý do các hội nhóm anti lại chủ yếu nhắm vào các ngôi sao và giới showbiz:

(1) Hiện trạng ẩn danh của người dùng mạng và hệ quả của nó

(2) Giới thiệu và đưa ra giả định mở rộng khái niệm “displaced aggression”

Trong đó, Hội Đồng Cừu tranh biện rằng có nhiều bằng chứng và quan sát khoa học cho thấy thói quen người dùng ẩn danh trên mạng đã và đang tiếp tục “phi nhân tính hóa” (dehumanising) các tình huống thảo luận mạng.

Ngoài ra, khái niệm “displaced aggression” - vốn chỉ hiện tượng một cá nhân bị kích động, có cảm giác sợ hãi, bị xúc phạm, hay không hài lòng... với một nguồn kích động từ phía bên ngoài, nhưng lại không mong muốn hoặc không thể phản kháng trước cái nguồn kích động gốc - theo HDC cũng có thể được sử dụng để phân tích hiện tượng trên.

Các giải thích chi tiết hơn được trình bày ra sao? Mời các anh chị và các bạn cùng theo dõi.

***

Theo dõi NCS Nguyễn Quốc Tấn Trung tại:   / t2nguyenquoc  

***

#hoidongcuu #antifan #hoahauynhi #hoahauvietnam #butkyvanhoa #triethocdaichung #tamlyhoc #nghiencuu

Комментарии

Информация по комментариям в разработке