00:02:00 Compressor là gì và ứng dụng.
00:04:20 Thông số threshold
00:07:22 thông số ratio
00:11:40 Atatack time
00:14:20 Release time
00:25:20 thông số tham khảo
Trong video này. Mình chỉ nói về compressor sử dụng cho âm thanh sân khấu, không xét compressor sử dụng cho các bản mix cho âm nhạc, thu âm, phim ảnh. Bởi vì đó là các lĩnh vực khác nhau, việc áp dụng, căn chỉnh compressor cũng khác nhau.
Compressor là thiết bị điều chỉnh âm lượng âm thanh tự động và nén tín hiệu. Chúng giảm bớt sự chênh lệch về âm lượng giữa tiếng to nhất với tiếng bé nhất. Mục đích là để âm thanh phát ra ở loa nghe đều hơn, mượt mà hơn.
Compressor giúp hệ thống âm thanh kiểm soát được âm lượng từ mixer đưa vào Ampli và loa không bị clip, vỡ tiếng. Giúp bảo vệ loa và ampli.
Compressor cũng giúp chúng ta hạn chế được hiện tượng lắc xen, hú rít gây ra bởi micro ở loa.
Compresssor có 4 thông số quan trọng nhất mà các bạn cần nắm được. Đó là Threshold ( ngưỡng nén), Ratio( tỷ số nén), Attack ( thời gian xử lý tín hiệu vượt ngưỡng), Release ( khôi phục trạng thái). Khi hiểu rõ bản chất của 4 chức năng này của compressor thì các bạn sẽ thấy compressor không khó hiểu và sử dụng cũng đơn giản hơn.
1. THÔNG SỐ THRESHOLD
Đây chính là ngưỡng nén tín hiệu. Cái ngưỡng mà tại đó nếu tín hiệu âm thanh lớn hơn nó sẽ bị compressor xử lý, còn tín hiệu âm thanh nhỏ hơn ngưỡng thì compressor sẽ không xử lý, không tác động và coi như compressor không làm việc luôn.
Ví dụ bạn đặt ngưỡng là -20 dB. Nếu âm thanh nhỏ hơn -20 dB thì compressor cho qua. Còn âm thanh lớn hơn -20 dB thì compressor sẽ xử lý. Nhưng, compressr sẽ chỉ xử lý phần tín hiệu vượt ngưỡng, vượt ngưỡng 5 dB thì sẽ xử lý chỉ 5dB mà thôi.
Vậy ta đặt ngưỡng thế nào? Việc đặt ngưỡng nó không có con số cụ thể mà tùy thuộc vào số lượng loa, công suất, khoảng headroom của hệ thông âm thanh của bạn.
Bạn có thể tham khảo con số mình hay đặt. Nếu bạn đặt Compressor cho masster L-R thì đặt Threshold cách mốc 0 dB(trên mixer số) chừng -15 dB. Còn đối với mixer analog thì cách mức 0 dBu chừng ( +5 đến +10 dBu).
2. THÔNG SỐ RATIO
Ratio chính là tỷ số nén tín hiệu. Nó thể hiện múc độ tác động lên tín hiệu vượt ngưỡng. Hay nói cách khác, Ratio nó cho phép tín hiệu vượt ngưỡng đi qua compressor là nhiều hay ít.
Ratio nó thường được biểu diễn dưới dạng ( N:1 ).
Các bạn thường thấy các tỷ lệ như 1:1, 2:1, 3:1, 5:1, 8:1, 10:1...
Ở Tỷ lệ 1:1 là tỷ lệ đặc biệt của compressor. Khi đặt ở tỷ lệ này thì tín hiệu vượt ngưỡng là bao nhiêu đi chăng nữa, Threshold có đặt mức bé nhất hay lớn nhất thì Compressor vẫn cho mọi tín hiệu đi qua, không tác động đến.
Ở Tỷ lệ 2:1 thì:
Nếu 1 dB qua ngưỡng thì 1/2 = 0,5 dB được qua ngưỡng.
Nếu 2 dB qua ngưỡng thì 2/2 = 1dB được qua ngưỡng.
Nếu 10 dB qua ngưỡng thì 10/2 = 5 dB được qua ngưỡng.
Ở tỷ lệ 5:1 thì
Nếu 1 dB qua ngưỡng thì 1/5 = 0,2 dB được qua ngưỡng.
Nếu 5 dB qua ngưỡng thì 5/5 = 1 dB được qua ngưỡng.
Nếu 10 dB qua ngưỡng thì 10/5 = 2 dB được qua ngưỡng.
Tương tự ở các tỷ số nén (N:1) khác. Cứ có X tín hiệu vượt ngưỡng thì thì chỉ có ( X/N ) mức tín hiệu được qua ngưỡng.
Như vậy, Tỷ số nén càng càng cao thì tín hiệu bị tác động nén càng nhiều, tín hiệu được qua ngưỡng càng ít, âm thanh bị ảnh hưởng càng nhiều.
Tỷ số nén càng thấp thì tín hiệu âm thanh bị tác động nén càng ít, tín hiệu được qua ngưỡng càng lớn, âm thanh ít bị ảnh hưởng hơn.
3. THÔNG SỐ ATACK TIME
Đây là khoảng thời gian mà compressor xử lý nén tín hiệu vượt ngưỡng. Hay nói cách khác là khoảng thời gian để compressor chuyển trạng thái từ tín hiệu chưa nén sang tín hiệu bị nén.
Attack càng ngắn thì compressor xử lý nén càng nhanh.
Attack càng dài thì compressor xử lý nén càng chậm, từ từ.
4. THÔNG SỐ RELEASE TIME
Đây là khoảng thời gian mà compressor chuyển trạng thái từ tín hiệu bị nén thành trạng thái bình thường.
Release càng ngắn thì compressor xử lý khôi phục trạng thái bình thường càng nhanh.
Release càng dài thì compressor xử lý khôi phục trạng thái bình thường càng chậm, từ từ.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI CĂN CHỈNH COMPRESSOR CHO ÂM THANH SÂN KHẤU.
Nếu đặt Attack time quá ngắn và Release time quá dài. Làm cho compressor chuyển trạng thái nhanh. Làm cho tín hiệu giảm đột ngột khi attack và tăng đột ngột khi release. Khi đó nghe âm thanh ở loa rất khó chịu, tiếng nhấp nha nhấp nhổm, chập chờn, to nhỏ thất thường, như nhảy bổ vào mặt người nghe vậy :d, hehe.
Do vậy ta phải đặt thời gian ở attack time và release time cẩn thận. Theo kinh nghiệm thì attack time thì có thể ngắn 1 chút khoảng 15ms -20ms, còn release time đặt dài 1 chút khoảng 100ms đối với masster LR.
Trên đây là 4 thông số qua trọng mà các bạn cần hiểu và nắm được. Hy vọng qua video này mình có thể giúp các bạn hiểu rõ về compressor.
Hãy LIKE, SHARE, SUBCRIBE ủng hộ kênh ra các video tiếp theo.
#compressorlagi
#limiter
#cachdungcompressor
#canchinhcompressor
#nentinhieuamthanh
#kienthucamthanh
#thongsocompressor
#ratio
#threshold
#attack
#release
#amthanh
Информация по комментариям в разработке