7 BÀI TÂN CỔ GIAO DUYÊN ĐẶC SẮC CỦA SOẠN GIẢ LOAN THẢO (MINH CẢNH, PHƯỢNG LIÊN, THANH KIM HUỆ...)

Описание к видео 7 BÀI TÂN CỔ GIAO DUYÊN ĐẶC SẮC CỦA SOẠN GIẢ LOAN THẢO (MINH CẢNH, PHƯỢNG LIÊN, THANH KIM HUỆ...)

Soạn giả Loan Thảo tên thật là Lê Tấn Vị sinh năm 1942, tại Bạc Liêu. Ngoài bút danh Loan Thảo, ông còn bút danh khác là Quế Anh, Quế Chi, Anh Vị, Dạ Thảo, Hoàng - Loan (Hoàng Việt – Loan Thảo). Là con của một vị lương y thuốc Nam khá giả, có tâm ở địa phương, ảnh hưởng từ sự dưỡng dục của gia đình, cộng với tâm hồn nghệ sĩ, cùng năng khiếu văn chương, trí thông minh của mình Loan Thảo đã là một cây viết báo tường có tiếng ngay còn ờ dưới mái trường.
Loan Thảo có một giọng ca hay, từng đi thi một cuộc thi cải lương nhỏ nhưng về sau một cơn bệnh đã lấy đi giọng ca nên anh đi học đàn cổ nhạc, vững về nhịp nhàng cũng như xứ lý tình huống bài bản vắn trong cải lương, trong anh đã hội tụ đủ những tiêu thức để trở thành một soạn giả lớn ở độ tuổi rất trẻ.
Khi mới 20 tuổi, năm 1962 soạn giả Loan Thảo đã nổi danh trên bầu trời đầy sao với những tên tuổi lớn như Hà Triều, Hoa Phượng, Yên Lang, Quy Sắc, Kiên Giang, Nguyễn Phương, Thu An... với vở tuồng Khi rừng mới sang Thu trên sân khấu Thành Được - Út Bạch Lan, một vở tuồng chủ lực của đoàn mới thành lập. cùng hợp soạn với soạn giả đàn anh, đàn thầy Quy Sắc. Được biết những soạn giả mới vào nghề thường phải đứng liên doanh hay đứng sau một soạn giả tên tuổi thường trực nào đó, và một vở tuồng hay thường có sự tham gia ít nhất hai soạn giả, người viết cốt truyện, tạo nhân vật, người viết lời ca, tạo tâm lý nhân vật và mổi cảnh, mỗi hoàn cảnh cần những người viết khác nhau, chỉ có một ít số tuồng chỉ có một soạn giả.Với tên tuổi của mình, ông đã giới thiệu nghệ sĩ Nguyên Hạnh đi hát ở Ban cải lương Vân Kiều trên Đài truyền hình Sài Gòn, Loan Thảo là một con người hoa đồng, cỏ nội và hay giao du, giao lưu với các thầy đàn cổ nhạc, ông có mối quan hệ khá rộng ngay từ mới bước vào nghề.
Các vở cải lương do Loan Thảo biên soạn:
Lan và Điệp (1972), Bức ngôn đồ Đại Việt, Trăng lên đỉnh núi, Dạ Xoa Hoàng Hậu, Tái sanh duyên, Bao công phò nhị tẩu, Lương Sơn Bá II, Thanh xà bạch xà (Đoàn Út Bạch Lan), Tiếu ngạo giang hồ,Tô Đắc Kỷ, Trương chi My Nương, Giọt lệ cung phi, Mạnh Lệ Quân thoát hài, Hạnh Nguyên cống Hồ, Trúng độc đắc, Mạnh Lệ Quân, Cây gậy thần, Nhị Độ Mai...

Loan Thảo cùng hợp soạn những vở cải lương với các soạn giả khác:

Đồng soạn giả với Thế Châu: Bạch Viên Tôn Cát, Mười năm không nói, Giọt lệ cung phi, Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Đào Tam Xuân, Chung Vô Diệm, Lưu Minh Châu, Tiếng hạt trong trăng (và Yên Ba), Hành khất đại hiệp hay Ru em vào mộng (và Yên Lang).

Đồng soạn giả với Hoàng Việt: Bóng hồng sa mạc (1964 do Hà Trần Quang, đạo diễn), Đường nào lên Thiên Thai, Con gái vua Trần Nhân Tông, Sở Vân cưới vợ, Sở Vân cứu giá. - Đồng soạn giả với Hoàng Lan vở Tiêu anh Phụng, Hoa Mộc Lan.

Đồng soạn giả với Hoa Phượng: Đường gươm Nguyên Bá.

Đồng soạn giả với Yên Lang: Tây Thi (1973), Xin một lần yêu nhau.

Đồng soạn giả với Nhị Kiều: Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu.

Đồng soạn giả với Quy Sắc: Khi rừng mới sang Thu (1962)

Đồng soạn giả với Lê Văn Dương: Phàn Lê Huê.

Soạn giả Loan Thảo mất năm 1982, thọ 40 tuổi. An táng tai Nghĩa trang nghệ sĩ trong một ngôi mộ đá hoa cương do vợ con lập. Ông để lại một người vợ khả ái hiện sống ở Mỹ, và một con gái Quế Chi sinh năm 1971, một con trai Quế Thanh sinh năm 1973. Các con ông thỉnh thoảng vẫn được mời lên các chương trinh liveshow cải lương đễ vinh danh cha mình. Bà Quế Anh bây giờ đã làm bà ngoại nhưng không khuyến khích con cái theo cái nghề lắm vinh quang cũng lắm tủi nhục này, nhất là những chuyến lưu diễn dài xa mái ấm gia đình, xa người thân yêu./.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке