#07 Nuôi cút thả vườn lượm trứng mỗi ngày | nuôi cút thả vườn
CHIA SẼ MÔ HÌNH NUÔI CHIM CÚT THẢ VƯỜN THU HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO
1. Chọn chim cút giống
Cần lựa chọn mua giống tại các cơ sở có uy tín. Chim giống phải khỏe mạnh, có những phẩm chất tốt như: không có dị tật, tầm vóc lớn, nhanh nhẹn, ăn khỏe…
2. Úm chim cút
Chim cút con khá yếu ớt, do vậy bà con cần đảm bảo môi trường nuôi dưỡng phải thật khô thoáng và ấm áp, tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất. Có thể úm chim non trong lồng hoặc úm trên nền trấu, nhưng cần đảm bảo nhiệt độ tối ưu trước khi đưa cút con vào úm.
Nên úm trong lồng sẽ tốt hơn. Cần đảm bảo lồng úm có kích thước 1,5×1,0x0,5m cách nền chuồng 0,5m. Rào kín xung quanh bằng lưới ô vuông có kích thước mắt lưới 1cm để chống chuột bọ vào cắn. Trong vài ngày đầu tiên, cần lót giấy và che kín đáy lồng, bề mặt xung quanh, đảm bảo chim con không bị lọt chân xuống phía dưới cũng như tạo không gian yên tĩnh, tránh làm cút con hoảng sợ.
Đảm bảo mật độ úm theo tuổi chim để giúp cút con đạt tốc độ sinh trưởng tối ưu:
Cút từ 1 – 7 ngày tuổi: 200 – 250con/mét vuông
Cút từ 8 – 14 ngày tuổi: 150 – 200con/mét vuông
Cút từ 15 – 21 ngày tuổi: 100 – 150con/mét vuông
Cút từ 21 – 28 ngày tuổi: 50 – 100con/mét vuông
Nhiệt độ úm
Chim cút mới nở cần đảm phải sưởi ấm luôn để duy trì thân nhiệt. Nhiệt độ môi trường úm thay đổi theo độ tuổi của chim con như sau:
Tuổi chim (ngày) Nhiệt độ úm (độ C) Thời gian úm
1 – 3 34 – 35 24 giờ/ngày
4 – 7 32 – 33 Ban đêm hoặc trời lạnh
8 – 10 30 – 31 Ban đêm hoặc trời lạnh
trên 11 28 – 29 Ban đêm hoặc trời lạnh
Thức ăn và nước uống
Trong giai đoạn úm cần đặt máng ăn, máng uống trong lồng để đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim cút con.
3. Kĩ thuật nuôi chim cút
Chuồng nuôi chim cút
Mỗi chuồng nuôi cần đảm bảo kích thước 1×0,5×0,2m và thả nuôi với mật độ 20 -25 con/chuồng, khoảng 60 con/mét vuông. Nên làm chuồng nuôi chim cút bằng các vật liệu như: gỗ, tre, thép để dễ dàng di chuyển và vệ sinh thường xuyên. Lưới ngăn (bao xung quanh) sử dụng lưới ô vuông có mắt lỗ 1x1cm.
Nóc lồng nuôi cút cần làm bằng chất liệu mềm, tránh làm bể đầu chim do cút hay nhảy dựng lên. Thiết kế đáy lồng có độ dốc từ 2 – 3% để trứng có thể tự lăn ra khi cút đẻ. Đáy chuồng làm bằng mắt lưới ô vuông có kích thước từ 1 – 1,5cmm, đảm bảo cho chim cút di chuyển dễ dàng, thoải mái mà vẫn đủ để phân lọt và rơi xuống khay hứng bên dưới. Nếu nuôi với số lượng lớn có thể chồng các lồng nuôi lên nhau để tiết kiệm diện tích, đảm bảo các lồng cách nhau 10 -12cm để có thể đặt vỉ hứng phân ở phía dưới, tránh làm rơi phân lên người con chim ở lồng phía dưới.
Chim cút dưới 10 ngày tuổi: nuôi hoàn toàn bằng cám công nghiệp
Chim cút từ 10 - trên 20 ngày tuổi: trộn tấm và cám theo tỉ lệ 1:1, có thể bổ sung thêm côn trùng như: giun quế, dế, ấu trùng ruồi lính đen và rau vào khẩu phần ăn hàng ngày.
4. Cách chăm sóc khi nuôi chim cút thả vườn
Nên chia cách chăm sóc chim cút thành 3 giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn từ 1 – 25 ngày: Cần đảm bảo chiếu đèn, sưởi ấm để duy trì thân nhiệt cho đàn cút mới nở. Tuần đầu tiên nên duy trì mức nhiệt ở 34 độ và giảm 3 độ mỗi tuần cho đến khi hết tuần thứ 4 thì để nhiệt độ theo tự nhiên. Đảm bảo môi trường chăn nuôi luôn khô ráo và ấm.
Giai đoạn từ 25 -30 ngày: Mục tiêu trong giai đoạn này là vỗ béo nên cần bổ sung thức ăn giàu tinh bột và ít đạm. Cho chim ăn theo nhu cầu cho tới khi tròn 40 ngày có thể xuất bán.
Giai đoạn sinh sản: Cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và cân bằng các nhóm dưỡng chất giúp
chim đẻ mau và đẻ đều.
5. Phòng bệnh khi nuôi chim cút thả vườn
Chim cút có sức đề kháng tốt hơn các gia cầm khác như gà, vịt, ngan… Nhưng cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng bệnh thật kĩ lưỡng đặc biệt đối với mô hình nuôi chim cút thả vườn, do vật nuôi tiếp xúc với môi trường tự nhiên khá nhiều, rất dễ lây lan mầm bệnh. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sát khuẩn định kì, rửa sạch máng ăn máng uống, thu gom phân hàng ngày
CHÚC BÀ CON VÀ CÁC BẠN THÀNH CÔNG!!!
Информация по комментариям в разработке