[SKĐA Review] Tìm hiểu về Nghề Diễn viên Kịch, Điện ảnh, Truyền hình với NSƯT Xuân Bắc
✪Sản xuất: Hùng Vũ
✪Kịch bản: Phan Thúy Diệu
✪Đạo diễn: Trang Cara
✪Quay phim: Linh Kaio, Quang Dũng
✪Dựng Phim: Phạm Thế Hà
✪MC: Nam Việt, Trần Ngát
✪Khách mời: NSƯT Xuân Bắc
▶ "NSƯT Xuân Bắc sinh ngày 21 tháng 8 năm 1976 là một Nghệ sĩ ưu tú, diễn viên, người dẫn chương trình, nghệ sĩ hài... Hiện anh đang là giám đốc nhà hát kịch Việt Nam. Anh nổi tiếng với vai Núi trong bộ phim "Sóng ở đáy sông", vai trò diễn viên hài của "Gặp nhau cuối tuần" trên VTV3, "Gặp nhau cuối năm" của Đài Truyền hình Việt Nam và dẫn chương trình trò chơi truyền hình "Đuổi hình bắt chữ", “Ơn giời! Cậu đây rồi!”...
Ngày 10/1/2016, Nghệ sĩ Xuân Bắc được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, ngày 14/01/2021, Xuân Bắc chính thức nhận quyết định bổ nhiệm làm giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam..."
👉 Đăng ký kênh SKĐA TV tại : https://bit.ly/2x0C8pG 👈
---------------------------------------------------------------------------------------------------
✪ Chuyên ngành đào tạo Diễn viên Kịch, Điện ảnh - Truyền hình (ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội)
I. Chương trình học:
Bên cạnh những môn học kiến thức cơ bản bắt buộc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo Diễn viên Kịch – Điện ảnh được tổ chức như sau:
Năm 1:
Sinh viên được rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản về nghệ thuật biểu diễn như: cảm thụ, phán đoán, giao lưu, tưởng tượng, thích ứng… nhằm bảo đảm tính chân thực trong biểu diễn, tính tích cực, cách triển khai và ý nghĩa của hành động. Sinh viên được học cách chuyển dịch từ các chất liệu văn học như truyện ngắn, một phần tiểu thuyết sang hành động của nghệ thuật biểu diễn, và làm các bài tập thực hành về nó do sinh viên tự sáng tạo. Ngoài ra, sinh viên được học các môn bổ trợ khác như: hình thể, tiếng nói, đại cương sân khấu, triết học, văn học, v.v…
Năm 2:
Sinh viên bắt đầu rèn luyện tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp diễn viên thông qua việc tiếp cận kịch bản văn học và nhân vật kịch ở mức độ trích đoạn của các vở kịch Việt Nam hiện đại, kịch về đề tài lịch sử và văn hoá truyền thống. Trên cơ sở phân tích đánh giá đúng nội dung kịch bản và nhân vật kịch, sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp nghiên cứu sẽ bước đầu trực tiếp thực hành sáng tạo các vai diễn thích hợp được trích từ các tác phẩm đó. Ngoài ra, sinh viên được học các môn bổ trợ khác như: hình thể, tiếng nói, nghệ thuật tạo hình, v.v…
Năm 3:
Sinh viên được tiếp tục rèn luyện tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp diễn viên thông qua việc tiếp cận và thực hiện các vai diễn trong các tác phẩm kịch kinh điển của thế giới (nước ngoài và cổ điển). Điều này sẽ giúp sinh viên trang bị cho bản thân phong cách biểu diễn phong phú. Sinh viên cũng sẽ có thể được học các chuyên gia về diễn xuất đến từ các nước như Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc… cũng như được tạo mọi điều kiện để có thể tham gia các bộ phim điện ảnh, truyền hình trên cả nước. Ngoài ra, sinh viên được học các môn bổ trợ khác như: tâm lý học, mỹ học, phương pháp sân khấu truyền thống, thanh nhạc, múa, phân tích tác phẩm kịch, v.v…
Năm 4:
Tổng hợp các kiến thức và kĩ năng qua 3 năm học, sinh viên tham gia một vai diễn (đảm bảo đầy đủ đời sống nhân vật) trong một vở kịch hoàn chỉnh (vở tiền tốt nghiệp và vở diễn tốt nghiệp). Sinh viên có thể được đi biểu diễn thực tập trước khán giả qua những vở diễn trên. Ngoài ra, sinh viên được học các môn bổ trợ khác như: hóa trang, lịch sử điện ảnh Việt Nam và thế giới, v.v…
II. Vị trí của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận công việc của diễn viên tại các hãng phim, các công ty truyền thông, quảng cáo, các đài truyền hình, nhà hát, đoàn nghệ thuật của trung ương và địa phương; tham gia lồng tiếng cho các tác phẩm điện ảnh, truyền hình...
III. Thể thức thi tuyển và môn thi
Vòng Sơ tuyển:
– Kiểm tra hình thể và tiếng nói: Thí sinh tự chuẩn bị và trình bày một bài hát, một bài thơ hoặc một đoạn văn xuôi.
– Tự chuẩn bị và biểu diễn một tình huống kịch không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.
Vòng Chung tuyển:
– Môn 1: Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ hai. Thời gian không quá 10 phút; Thể hiện các tình huống theo yêu cầu của Ban Giám khảo và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi.
– Môn 2: Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn lấy từ kỳ thi Tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học Quốc Gia. Điểm môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD-ĐT trở lên.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
© Bản quyền thuộc về SKĐA TV và METUB Network
© Copyright by SKĐA TV & METUB Network ☞ Do not Reup!
Liên hệ tài trợ, hợp tác:
👉 Hotline: 0953.883.889
👉 Email: [email protected]
👉 Facebook: https://bitly.com.vn/5js2y5
#xuanbac #dienvien #daihocsankhaudienanhhanoi #skdatv #skdareview #timhieuvenghe #dienvienbaohan #dienviensankhau #dienviendienanh #dienvientruyenhinh
Информация по комментариям в разработке