BÀI 41: TIẾN HÀNH NHẬP HẠ - AN CƯ MÙA MƯA - PHẦN HAI
0:07:15 trong một tu viện có thể có chia ra làm nhiều khu vực khác nhau. Và chỉ được nguyện nhập hạ tại một khu vực. Suốt ba tháng không được để đứt. Và trước lúc rạng đông phải có mặt ở trong tu viện, hay đi đâu thì phải quay về trước lúc rạng đông.
Vị đang trên thuyền hay đang trên đường đi tới thì chỉ được chú nguyện bằng tâm, không được phát ra bằng lời.
0:13:29 Trường hợp vị tỳ khưu đã tới được tu viện trong ngày nhập hạ nhưng không nhập hạ thì phạm Dukkaṭa. Nếu như trong ngày hôm đó quên không nguyện nhập hạ, hoặc có nguyện nhập hạ nhưng trong tháng đầu bị đứt hạ thì đều phải chuyển sang nhập hạ vào tháng thứ hai.
0:14:55 duyên cớ được phép đi trong 7 ngày:
cần thỉnh:
Thí chủ thỉnh cúng dường
Thí chủ muốn nghe pháp
Thí chủ muốn nhìn thấy vị tỳ kheo
không cần thỉnh:
Các công việc của cha, mẹ và 5 hạng đồng đạo
Do tăng sự của chư Tăng (0:18:29)
Đi vì lợi ích nghe pháp
4 hạng vị Thầy muốn gặp
Đi gặp 4 Hạng vị Thầy
(Trước khi ra đi thì phải chú nguyện)
0:19:32 Trường hợp không được phép đi:
đi giặt giũ vật dụng, giặt y
đi tụng kinh
đi gặp gỡ phật tử
0:20:42 Nếu đi đến tu viện khác và biết có thể đi và về trong ngày. Trường hợp chú nguyện về trong ngày rồi nhưng trong lúc trên đường trở về không may có chuyện gì mà không thể về kịp thì không bị đứt hạ.
0:22:54 thân quyến nhưng không phải là cha mẹ, hoặc người Kappiya mà vị tỳ khưu sống nương tựa vào thì nếu họ có thỉnh mời thì vị tỳ khưu cũng được phép đi.
0:25:58 trường hợp đứt hạ nhưng không phạm tội:
Gặp nguy hiểm cho bản thân
Vì sự hòa hợp của Tăng.
Đứt hạ thì cũng không được hưởng quả báu.
0:28:34 Những nơi không được phép nhập hạ:
Nơi trống trải: ở dưới gốc cây
Nơi rỗng: như gốc cây có lỗ rỗng
Trên cành cây, nhánh cây
Nghĩa địa
Dưới cây dù
Bình gốm, chum, vại
0:34:58 Vị không có cốc liêu thì không được phép nhập hạ. Nhưng nếu vị đó đi trên thuyền hay đi cùng đoàn xe thì có thể nguyện nhập hạ trong tâm, và vẫn được phép tự tứ.
0:38:11 những vật thuộc về Tăng không được phân tán, phân chia:
Vườn
Đất tu viện
Giường, Ghế, nệm, gối, đồ ngủ, chỗ ngồi...
Bình bằng đồng, sắt, thép..
Nhóm cây leo, cây tre...có thể dùng để xây dựng tu viện
0:45:53 Vị hành đầu đà sống dưới gốc cây, khi đến 3 tháng mùa mưa vị này cũng phải tìm cốc liêu để nhập hạ phải không?
0:47:00 Tại Việt Nam, Thái...có cho xuất gia tỳ khưu ni, sự xuất gia này có hợp pháp hay không? Nếu xuất gia là tỳ khưu ni như vậy thì có được vào trường thiền Pauk tu tập không?
Miến Điện không cho phép xuất gia tỳ khưu ni. Câu hỏi nhạy cảm Ngài không trả lời.
0:51:20 Trong thời gian an cư kiết hạ, vị tỳ khưu khi đi ra khỏi tu viện thì phải nói ra bằng miệng hoặc thông báo đến tỳ khưu khác, có phải như vậy hay không?
0:54:01 có ý kiến cho rằng những ai ủng hộ sự cho xuất gia tỳ khưu ni theo hệ phái nam tông hiện nay là phạm và sự chia rẽ Tăng, có đúng vậy không?
0:55:45 Sadi, Tu nữ có phải thực hành 21 điều tránh tà mạng giống tỳ khưu hay không? Sadi, Tu nư đi khất thực có được để dành đồ ăn khất thực qua đêm đến ngày hôm sau hay không?
Tu nữ khất thực có được phép đổi những vật đó lấy những đồ mình cần dùng có được hay không?
1:00:28 Trú xứ nhập hạ có phải là cuti có cửa? Chư Tăng thời Đức Phật hàng nghìn vị sống trong rừng khi nhập hạ cũng phải có cốc liêu để nhập hạ đúng không?
1:03:12 vị tỳ khưu khi đang đi trên thuyền tự nguyện nhập hạ, vậy khi đến tu viện vị ấy có được nhập hạ đầu tiên hay nhập hạ thứ hai?
1:07:31 Làm cách nào để đổi xà bông lấy vé xe buýt?
1:12:52 Người bị giun sán trong bụng, nếu uống thuốc giun thì có phạm sát sanh không?
1:16:52 Vị tỳ khưu thọ hạnh đầu đà tam y. Nhưng trong hạ, có rất nhiều thí chủ đến cúng dường y. Vị tỳ khưu đó nhận nhưng chỉ với tác ý sẽ cúng dường lại cho vị tỳ khưu khác thì có đứt hạnh đầu đà tam y hay không?
1:19:20
227 giới chỉ có đức Phật Toàn Giác và Phật Độc Giác mới không bao giờ bị phạm. Còn các bậc Thánh Thanh Văn vẫn có thể phạm nhưng không phải phạm do cố ý.
Trong bảy pháp bất thối, hội chúng không quy định thêm những điều chưa được quy định, không hủy bỏ đi những điều đã được quy định, thời như vậy hội chúng sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Và trong cuộc kết tập kinh điển lần đầu tiên, các vị thánh A La Hán cũng đã không tìm ra được lỗi nào là lỗi nhỏ nhặt để mà bỏ. Lại nữa, Đức Phật đặt ra giới thì Ngài phải sử dụng hai loại tuệ đó là ''tuệ toàn giác'' và ''tuệ đại bi''. Và nếu chỉ với ''tuệ toàn giác'' thì Ngài cũng không thể đặt ra được giới luật. Để đặt ra được giới luật thì Ngài phải kết hợp hai loại tuệ này cùng một lúc thì khi đó mới đủ để đặt ra giới luật.
Và tất cả giới luật đều rất tốt đẹp cho mọi người. Không ai có đủ trí tuệ để thêm hay bớt giới luật. Nếu ai muốn thêm hoặc bớt giới luật thì vị đó phải có hai loại tuệ này. Giới luật của đức Phật đặt ra thì rất hoàn hảo và tốt đẹp cho mọi người, và giới không thay đổi.
1:28:52 các cô tu nữ không không có hạ thì có nên nguyện hạ như các tỳ kheo không?
Информация по комментариям в разработке