Tôn thờ và trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát đúng pháp
Đức Quán Thế Âm không những tầm thanh cứu khổ ban vui cho người sống, mà lại còn phóng quang tiếp dẫn các hương linh về cõi Tây Phương Cực Lạc, thật trọn vẹn đôi đường, ngài được các phật tử xưng danh tán thán, cung kính phụng thờ, thành tâm lễ bái, tụng niệm đêm ngày, thật là xứng đáng.
Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?
Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát có đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ngài vốn không phải là nữ tướng, nhưng vì ngài thường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh (mà phụ nữ thường nhiều khổ nạn hơn so với nam giới) cho nên giới nữ đặc biệt tín ngưỡng về Ngài. Nên chúng sinh mới tưởng tượng ra Ngài là nữ tướng để tiện hóa độ cho giới nữ. Cho nên, Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân của đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, đức Quan Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh.
Ngoài việc niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu an thoát khổ nạn, chúng ta còn niệm danh hiệu ngài để cầu siêu nữa.
Ngoài việc niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu an thoát khổ nạn, chúng ta còn niệm danh hiệu ngài để cầu siêu nữa.
Tu Thiền Quán Thế Âm Bồ Tát
Chúng ta biết niệm đức Quán Thế Âm tức là nhớ nghĩ đến sự giác ngộ, giải thoát, từ bi hỷ xả, tình thương rộng lớn, biết rằng thân xác là bất tịnh, thế giới là vô thường, ngũ uẩn giai không, thì còn gì mà lo sợ nữa? Chẳng có gì được (vô sở đắc) thì còn gì để giữ, còn gì để mất, còn gì để lo sợ? Do đó, chúng ta được an nhiên tự tại trước mọi hoàn cảnh đổi thay dù thuận, dù nghịch, ví như đã được đức Quán Thế Âm ban cho lòng không sợ sệt (thí vô úy). Vì vậy, khi niệm đức Quán Thế Âm, chúng ta thường đọc: Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Ngoài việc niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu an thoát khổ nạn, chúng ta còn niệm danh hiệu ngài để cầu siêu nữa. Kinh Vô Lượng Thọ nói rõ là ở Tây Phương Cực Lạc có đức A Di Đà và hai vị Bồ Tát: đức Quán Thế Âm đứng bên tả, đức Đại Thế Chí đứng bên hữu, cả ba vị lúc nào cũng sẵn sàng phóng quang đến tiếp dẫn tất cả những chúng sinh nào muốn về cõi Cực Lạc và đã niệm Phật đến chỗ nhất tâm bất loạn, tín, hạnh, nguyện đầy đủ.
Phật tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật tông, Tịnh độ hay Thiền tông cũng phải thường xuyên niệm hồng danh Bồ Tát Quán Thế Âm.
Phật tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật tông, Tịnh độ hay Thiền tông cũng phải thường xuyên niệm hồng danh Bồ Tát Quán Thế Âm.
Vị đại sĩ vạn năng: Quan Thế Âm Bồ Tát
Người tu pháp môn Tịnh độ khi niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà bao giờ cũng niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí tiếp theo. Như vậy đức Quán Thế Âm không những tầm thanh cứu khổ ban vui cho người sống, mà lại còn phóng quang tiếp dẫn các hương linh về cõi Tây Phương Cực Lạc, thật trọn vẹn đôi đường, ngài được các Phật tử xưng danh tán thán, cung kính phụng thờ, thành tâm lễ bái, tụng niệm đêm ngày, thật là xứng đáng. Cho nên, Phật tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật tông, Tịnh độ hay Thiền tông cũng phải thường xuyên niệm hồng danh của Ngài. Ngài gia hộ, độ trì cho mới thoát khỏi tai nạn, khổ ách mỗi khi đến với mọi người chúng ta đều phải niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát” thì được giải thoát, tai qua nạn khỏi và sự nghiệp tu hành mới mau chóng thành tựu theo sở cầu như nguyện.
Phật tử Việt Nam chú trọng trí tuệ và từ bi nên chùa nào cũng có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Vì thế chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa hình tượng tôn thờ ấy, để ứng dụng Phật pháp đúng vào đời sống của bản thân, đem lại lợi ích cho mình và mọi người, mang một niềm tin chân chính.
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ
Информация по комментариям в разработке