Tiểu sử Nghệ sĩ PHÙNG HÁ - 'Bà tổ cải lương' và Cuộc đời ly kỳ hơn tiểu thuyết

Описание к видео Tiểu sử Nghệ sĩ PHÙNG HÁ - 'Bà tổ cải lương' và Cuộc đời ly kỳ hơn tiểu thuyết

#tieusunghesiphungha #nghệsĩphùnghá #nsndphùnghá
Tiểu sử Nghệ sĩ PHÙNG HÁ || 'Bà tổ cải lương' và Cuộc đời ly kỳ hơn tiểu thuyết
NSND Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo (1911-2009). Sống gần trọn một thế kỷ, bà là người được xem là một trong những vị tổ của bộ môn nghệ thuật cải lương Việt Nam.
Bà đến với cải lương từ rất sớm. Năm 13 tuổi, gánh hát Tái Đồng Ban được thành lập và ông bầu gánh Hai Cu mời bà tham gia với vai trò đào chính cùng với kép chính Năm Châu.
Vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp ca hát của bà là đó là vai Giả Thị trong vở cải lương "Hoàng Phi Hổ quy Châu" của soạn giả Nguyễn Công Mạnh. Tiếp theo sau còn nhiều vở tuồng bà đóng cặp với Năm Châu rất được công chúng hoan nghênh và tán thưởng.
Năm 1926 cùng với Tư Chơi, Năm Châu về đầu quan cho gánh Trần Đắc. Cũng trong năm này bà kết hôn với Tư Chơi nhưng cuộc tình chóng vánh, chỉ 2 năm sau bà ly dị.
Vào một đêm diễn năm 1929, sau khi vở tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài do bà thủ vai Mạnh Lệ Quân kết thúc, bà Phùng Há ra cửa sau ra về bất ngờ gặp Bạch công tử đứng đợi tự bao giờ.
Bắt tay cô đào hát và làm quen để từ đó, cứ mỗi đêm ở hàng ghế đầu tiên chàng công tử hào hoa say sưa thưởng thức tài nghệ ca diễn của cô bảy Phùng Há.
Cũng xin nhắc lại, trong thời gian được cho qua Pháp du học, Bạch công tử vốn là người mê nghệ thuật đã theo học ngành sân khấu để rồi khi về nước ông đã cùng người bạn là Nguyễn Ngọc Cương lập ra gánh Phước Cương. Gánh hát Phước Cương quy tụ được rất nhiều đào kép nổi danh được mời đi lưu diễn khắp nơi như Hà Nội, Hải Phòng và thậm chí cả bên Pháp.
Gặp được bà Phùng Há, Bạch công tử quyết tâm đầu tư. Sau khi kết hôn với bà, Bạch công tử đã tách ra khỏi gánh hát Phước Cương để thành lập gánh hát Huỳnh Kỳ và giao cho vợ là bà Phùng Há làm bầu.
Đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng Lục tỉnh Nam kỳ. Bạch công tử cho xây dựng rạp hát lớn nhất trong vùng cũng với tên Huỳnh Kỳ, bên cạnh ngôi nhà của ông tại Mỹ Tho để làm nơi biểu diễn thường xuyên.
Dưới sự điều hành của bà Phùng Há, vốn liếng tiền bạc dồi dào cùng với kiến thức có được từ những năm du học của Bạch công tử, chẳng bao lâu gánh hát Huỳnh Kỳ trở thành tâm điểm thu hút rất nhiều khán giả.
Có thể nói vào thời điểm thập niên 1930, với sự đầu tư về kỹ thuật về vốn liếng và niềm đam mê nghệ thuật cải lương, Bạch công tử đã đưa gánh hát Huỳnh Kỳ và nhà hát Huỳnh Kỳ lên đến đỉnh cao của sự nghiệp.
Ở miền Tây khi sự phát triển về giao thông chưa cao thì giao thông thủy là phương cách hữu hiệu nhất.
Theo các tài liệu còn ghi lại, trong khi các gánh hát khác di chuyển bằng ghe chèo Bạch công tử đã trang bị cho gánh hát Huỳnh Kỳ một lúc 3 chiếc ghe máy đồ sộ.
Mỗi lần di chuyển, đoàn ghe của gánh hát Huỳnh Kỳ xem không khác một đoàn du thuyền trên sông. Chiếc đầu tiên có lầu. Phía trước ghe có cột cờ trên đó có lá cờ vàng biểu tượng cho 2 chữ Huỳnh Kỳ. Bạch công tử và Phùng Há có mặt trên ghe này.
Ghe kế tiếp dành cho đào kép được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh. Chiếc thứ ba thì chở thầy đờn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng. Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch Công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền địa phương.
Mang tiếng ăn chơi nhưng ít ra trong giai đoạn này ở lãnh vực nghệ thuật, Bạch công tử cũng đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của cải lương trong thời kỳ phôi thai.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке