Nguyễn Bính, cuộc đời ly kỳ: Bị ép lấy vợ và con số 4 bí ẩn, tâm linh | Duy Ly Radio

Описание к видео Nguyễn Bính, cuộc đời ly kỳ: Bị ép lấy vợ và con số 4 bí ẩn, tâm linh | Duy Ly Radio

♥ Link donate ủng hộ cho Channel Duy Ly Radio:
★ Qua tài khoản PAYPAL https://www.paypal.me/truyenmaduyly
Duy Ly Radio là kênh chia sẻ truyện audio mới và hay nhất. Hãy nhấn Đăng ký (Subscribe) và comment ủng hộ để cập nhật video mới nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã nghe truyện trên Duy Ly Radio Channel!
================================================
★ Channel:    / duylyradio  
★ Join group:   / duylyradio  
================================================
► Website: https://truyenngan.net
► Email: [email protected]
► FB Duy Ly:   / duyly183  
================================================
© Bản quyền thuộc về Duy Ly Radio.
© Copyright by Duy Ly Radio Channel | Do not Reup.
================================================
#duylyradio#duyly
Nguyễn Bính, cuộc đời ly kỳ: Bị ép lấy vợ và con số 4 bí ẩn, tâm linh | Duy Ly Radio
Nguyễn Bính – nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt: tiểu sử và cuộc đời!
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Tiểu sử – Thân thế
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.
Bà Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi. Để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng. Đúng như câu thơ ông viết:
Còn tôi sống sót là may
Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ
Mấy năm sau ông Bình cưới bà Phạm Thị Duyên làm kế mẫu (bà sinh được bốn người con, hai trai hai gái).
Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà bà lại giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học. Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên được cưng
Bài thơ của Nguyễn Bính được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn. Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại: Tôi quen Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng tăm gì, ngày ngày ôm tập thơ đến làm quen với các tòa soạn báo. Tôi thích thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết Thứ Năm, đã đăng bài “Cô hái mơ”, bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn… chúng tôi thân nhau từ đó, khoảng 1936-1940, quãng đầu đời thơ của anh,…[3]
Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке