#VOATIENGVIET
Tin tức: / voatiengviet , / voatiengvietvideo , http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Ở thị trấn Ba Chúc có hai tự viện từng là nơi mà lính Campuchia đã tràn qua sát hại dã man người dân xứ này, đó là chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu. Từ ngày 30 tháng 4 năm 1977, quân Khmer Đỏ bắt đầu đồng loạt nổ súng tấn công biên giới Tây Nam - Việt Nam. Ngày 18 tháng 4 năm 1978, quân Khmer Đỏ tràn vào Ba Chúc, thẳng tay chém giết những dân thường vô tội. Nhiều người chạy tới chùa Phi Lai và Tam Bửu, song cũng bị quân Khmer Đỏ tàn sát dã man.
Ông Hai Tổng, thủ nhang chùa Phi Lai kể:
“Nói nào ngay, nhà nước có kêu dân mình đi, dân hổng có đi. Đem xe lại người ta chở, dân hổng đi, nói chiến tranh, giặc đánh giặc, không có giết dân. Người ta nghĩ ở đời Pháp thuộc ở đây, cũng có chiến tranh nhiều đời quá rồi. Đâu có chiến tranh nào mà giết dân. Thì người ta nghĩ vậy đó nên người ta mới trú ở lại. Người chủ quan thì đi hổng biết sống làm sao. Đi xứ người mà giặc này hoài biết chừng nào đi? Bị vì năm 76 là nó làm tới 77, 78 luôn rồi. Chiến tranh nó kéo dài 3, 4 năm nó mới vô chứ hổng phải là cái cụp nó vô liền…”.
Ba giờ chiều ngày 20 tháng 4 năm 1978, nhằm ngày rằm tháng 3 năm Giáp Ngọ, quân đội của Pôn Pốt vượt biên giới, tràn vào chùa Phi Lai. Quân Pôn Pốt bắn xối xả, tung lựu đạn giết chết tại chỗ hơn 80 người. Những người dân hốt hoảng tháo chạy ra cửa, bị quân Pôn Pốt dùng cây đập vào đầu, hoặc bắn chết hơn 100 người nữa. Có 40 người đang ẩn trốn dưới bàn Phật, cũng bị tung lựu đạn.
Sau khi chạy lánh nạn, ngày 30 tháng 4 năm 1978, người dân Ba Chúc gồng gánh trở về. Vào chùa Phi Lai, họ thấy rất nhiều vết máu in trên tường vách. Khắp nơi mùi tử khí bốc lên nồng nặc, bởi rất nhiều xác chết nằm ngồi đủ kiểu, đang thối rữa...
Bà Nga, một khách hành hương chia sẻ:
“Mình thấy xúc động. Thấy cũng ngậm ngùi cho một thời. Cầu nguyện cho mọi người được siêu thoát…”.
Giờ là những ngày giáp tết Kỷ Hợi. Cảnh vật chùa Tam Bửu thời khắc cuối năm vắng lặng. Tới tháng ba âm lịch, nơi đây sẽ chộn rộn cho ngày giỗ chung lần thứ 41 của 800 người dân Ba Chúc đã bị giặc Pôn Pốt sát hại vào ngày rằm tháng 3 năm Giáp Ngọ. Dường như theo năm tháng mọi thứ cũng qua đi, vết thương trong thể xác và tâm hồn người dân xứ này cũng lành lại. Một mùa xuân nữa đang về trên quê hương Ba Chúc của vùng Bảy Núi An Giang.
Информация по комментариям в разработке