#TủSáchTinhHoa #TTSTHcuathaihoangphi #nhattien
@TSTH giới thiệu:
Tiểu thuyết: "CÔ HÀNG HOA". Tập 01
(Nhà Xuất bản Nhật Nam Thư Xã, 1934 )
Tác giả: NV. Nhượng Tống
Người đọc: Thái Hoàng Phi
Tiểu sử sơ lược:
Nhượng Tống (1906-1949[1]), tên thật là Hoàng Phạm Trân, vì bút danh Nhượng Tống nên còn được gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông là nhà văn, nhà báo, dịch giả và là nhà cách mạng chống Pháp.
Thân thế
Ông là người làng Đô Hoàng, xã Trung Nghĩa, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh ông là Hoàng Hồ, thi đỗ tú tài đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này. Ngoài người cha ruột, ông còn làm con nuôi ông Phạm Bùi Cẩm ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Sinh ra trong một gia đình Nho học, nên Nhượng Tống được học chữ Hán ngay từ nhỏ, sau mới tự học thêm chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Mặc dù học lực rất uyên bác, nhưng ông không có một văn bằng nào cả.
Năm 1921, báo Khai hóa ra đời, đã thấy ông có bài đăng trên báo ấy. Kể từ đó, ông lần lượt viết cho các báo: Nam thành, Thực nghiệp dân báo, Hồn cách mạng, Hà Nội tân văn...
Năm 1924, ông làm trợ bút cho tờ Thực nghiệp dân báo ở Hà Nội.
Năm 1926 Ông cùng cụ Đồ Lê (thân sinh đại tướng Lê Trọng Tấn) tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ Phan Chu Trinh tại đền thờ Hai Bà Trưng, có hàng vạn người tham dự.
Cuối năm 1926 hai anh em nhà giáo là Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài thành lập Nam Đồng thư xã trên đường Ngũ Xã[4] (Hà Nội), chuyên xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước. Sau đó, Nhượng Tống đến tham gia, và trở thành một thành viên nòng cốt.
Thời gian ông viết và dịch hăng say nhất là khoảng thập niên 1940 với những truyện dịch cũng như tác phẩm khác.
Tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Học tham gia Nam Đồng thư xã và thành lập chi bộ để tiến tới thành một đảng cách mạng. Song khác với Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Nguyễn Thái Học... Nhượng Tống chủ trương "hòa bình cách mạng", tức không ủng hộ tư tưởng "bạo lực cách mạng", dùng "sắt và máu để giành lại độc lập dân tộc."
Sáng tác
Hai Bà Trưng, đệ nhất anh thư (1926) (?)
Trưng Vương, Hà Nội: Nam Đồng thư xã, 1927
Đời trong ngục, Nhà xuất bản Văn hóa mới, 1935
Lan Hữu, Hà Nội: Nhà in Lê Cường, 1940, tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, có tính tự truyện. Tái bản sau 1975: Hà Nội: NXB Văn học và Công ty CP Sách Tao Đàn, 2015.
Nguyễn Thái Học, Hà Nội, Tân Việt, 1945 (hồi ký). In lần 2: 1949, lần 3, 1956, lần 4: 1973 đều do Tân Việt tại Sài Gòn; tái bản sau 1975: NXB Hội nhà văn và Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, 2014.
Tân Việt cách mệnh đảng, Việt Nam thư xã, 1945
Hỗ trợ thảo luận, tác giả xuất bản, Tân Việt tổng phát hành, 1945
Treo cổ Hoàng Diệu
Phất cờ nương tử
Hoa cành Nam, Sài Gòn: Khai Trí, 1964, tập hợp những bài viết của Nhượng Tống từ 1945 và bạn bè viết về ông sau khi ông mất
Ngoài ra, ông còn sáng tác một số bài thơ trong đó có những bài đầy khí khái.
Информация по комментариям в разработке