Phát hiện bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

Описание к видео Phát hiện bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh

#vinmec #taychanmieng #chamsocconyeu #songkhoe

Bệnh tay chân miệng rất thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiễm virus đường ruột (virus Coxsackie nhóm A(A16), nhóm B, ECHO và Enterovirus -EV71). gây ra. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng là các ban sẩn đỏ và bọng nước nhỏ ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

Tất cả những người chưa từng mắc bệnh tay chân miệng đều là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh, tuy nhiên không phải ai bị nhiễm bệnh cũng biểu hiện dấu hiệu bệnh tay chân miệng.

Độ tuổi bị tay chân miệng chủ yếu là ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ hơn 3 tuổi. Lưu ý, các trẻ càng nhỏ thì biến chứng càng dễ diễn biến nặng. Sở dĩ đối tượng mắc bệnh tay chân miệng thường là trẻ em vì cơ thể trẻ có ít kháng thể hơn so với người lớn và khả năng miễn dịch cũng kém hơn khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Cũng có trường hợp người lớn đã được miễn dịch nhưng vẫn mắc bệnh tay chân miệng.

Virus gây bệnh tay chân miệng lây qua đường tiếp xúc, trẻ dễ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các nốt phỏng, phân hoặc chất nôn của trẻ bị bệnh. Đây là bệnh cấp tính dễ bùng phát thành dịch tay chân miệng.

Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn...Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bọng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu. Trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.

Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tiến hành phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng cách:

Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà bông dưới vòi nước chảy trước khi cho ăn trẻ ăn uống và sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ

Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi

Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng

Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày

Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ

Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi

Không để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng ăn uống như cốc, chén, thìa, dĩa, bát, đồ chơi...

Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày

Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.

Trong 10 - 14 ngày đầu khi nhiễm tay chân miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.

Chủ động phòng tránh bệnh tay chân miệng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn ngừa biến chứng nếu không may mắc phải bệnh.

Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại:    / @vinmechospital  
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage:   / vinmec  
Website: https://www.vinmec.com
TikTok:   / benhvienvinmec  
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nu...
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup

Комментарии

Информация по комментариям в разработке