40. @Vinaya - Tiến hành nhập hạ - An cư mùa mưa - phần 1

Описание к видео 40. @Vinaya - Tiến hành nhập hạ - An cư mùa mưa - phần 1

BÀI 40: TIẾN HÀNH NHẬP HẠ - AN CƯ MÀU MƯA

0:07:05 Có hai thời điểm nhập hạ: đầu tháng trước và đầu tháng sau.
Và cũng có hai cách nhập hạ:
Ngày nhập hạ đã đến nhưng vị tỳ khưu chỉ mới đang trên đường đi tới địa điểm nhập hạ: Chú nguyện trong tâm.
Vị tỳ khưu đã đến nơi nhập hạ trước hoặc trong ngày nhập hạ: Nguyện ra bằng lời.


0:16:20 Sau khi hoàn thành 3 tháng an cư không bị đứt thì được phép hưởng các quả báu sau:
Được phép tham dự lễ tự tứ.
Được tiếp tục nhận y một tháng sau khi kết thúc an cư (y phát sanh đến hội chúng thì được chia đến vị đó).
Được để y tại làng khất thực của vị đó.
Được tham dự lễ dâng y Kaṭhina.
Vị tỳ khưu được phép nhận y cúng dường cho tới khi hết quả báu của Kaṭhina

0:18:18 Vào ngày nhập hạ mà không nhập hạ thì phạm Dukkaṭa.

0:20:57 Vị không có cơ hội để nhập hạ thứ nhất thì phải nhập hạ thứ hai.

0:26:25 Các công việc hợp luật được phép đi trong 7 ngày:
Thí chủ thỉnh cúng dường
Thí chủ muốn được nghe pháp
Thí chủ muốn thấy Chư tăng
Những trường hợp đối với 7 hạng là Tỳ khưu; Tỳ khưu ni; Sa di; Sa di ni, Cô ni tập sự; Cha; Mẹ thì không cần phải thỉnh mời. Và trước khi ra đi thì phải chú nguyện.

0:38:27 Trường hợp có do Tăng sự phái đi; đi nghe pháp; 4 vị thầy muốn gặp; hoặc vị đó muốn gặp 4 vị thầy thì cũng được phép đi trong 7 ngày.

0:41:56 Trường hợp không được phép đi:
Đi giặt giũ vật dụng, giặt giũ y
Đi đọc tụng pali
Đi gặp gỡ thân quyến, gặp gỡ thí chủ, gặp người hộ độ
Trong những trường hợp như vậy thì cũng không được phép đi.

0:45:12 Trường hợp đi đến thăm một tu viện (có thể đi và về được trong ngày) và với tác y sẽ quay trở về trong ngày thì dù không được thỉnh mời cũng được phép đi. Nếu trong khi trở về, có duyên sự gì đó khiến cho vị đó không về kịp trong ngày thì cũng không bị đứt hạ, bởi vì vị đó có tác ý sẽ quay trở về trong ngày.

0:47:05 Tỳ khưu được phép ra ngoài khất thực và quay về trong buổi sáng thôi.

0:51:05 Trường hợp vị tỳ khưu đi khất thực và có tác ý sẽ quay trở về trong buổi sáng. Nhưng không may bị gặp tai nạn, người ta đưa vị ấy đến bệnh viện luôn mà vị ấy không thể quay trở về tu viện để nguyện hạ. Trong trường hợp này có bị đứt hạ hay không?

0:53:55 Nếu vị tỳ khưu không nhập hạ. Hay nói các khác bị đứt hạ đầu, đứt luôn cả hạ sau. Thì vị đó có được tính số hạ hay không?

0:56:07 Có sự khác biệt nào giữa các cô tu nữ giữ 10 giới và cư sĩ giữ 10 giới?

1:00:50 Người tu nữ có được phép nhập hạ ở thiền viện chỉ có tu nữ hoặc nhập hạ ở cốc riêng hay không?

1:02:08 Cha mẹ là người tà kiến, không kính trọng vị Sư từng là con mình. Vị Sư đó có nên cho đồ đến cha mẹ mình không?

1:03:33 Vị sa di được phép cho tứ vật dụng dưới dạng tịnh tài mà người cư sĩ trao cho Kappiya của Sa di tới ông, bà, cha, mẹ của vị Sa di đó không?

1:05:27 Vị sadi là người chưa tu lên bậc trên nên được phép xúc chạm vào vật thực chưa được dâng. Thí chủ có thể cúng dường mà chỉ thông báo tới vị sa di thôi và vị sadi có thể tự lấy.

1:06:58 Khi thiên tai bão lụt, người cư sĩ hùn phước mua gạo hay các vật dụng nhờ vị Tỳ khưu trao giúp có được hay không?

1:09:07 Nếu trong mùa an cư, vị tỳ khưu không có y tắm mưa thì có phạm không? Ngày 16/6 phật tử dâng y tắm mưa mà vị tỳ khưu lại tìm kiếm y tắm mưa thì có phạm không? Một vị tỳ khưu được sử dụng mấy y tắm mưa?

Y tắm mưa có hai giai đoạn: giai đoạn tìm kiếm và giai đoạn mặc
Theo truyền thống Miến Điện: nếu phật tử cúng dường y tắm mưa trong ba tháng hạ, nếu vị tỳ khưu không đứt hạ thì sau khi hết ba tháng thì y đó sẽ tự động trở thành y của vị đó.
Y tắm mưa phải tìm kiếm trước khi nhập hạ. Sau nhập hạ thì vị đó phải nguyện y đó thành y phụ tùng.
Y tắm mưa chỉ được phép có một. Còn Y nhập hạ thì có thể có nhiều.

1:16:17 Nếu một vị tỳ khưu nhập hạ một mình ở một chú xứ không phải là chùa thì phải nguyện nhập hạ như thế nào?

1:17:45 Vị tỳ khưu mộng tinh, bị xuất tinh xong rồi. Nhưng chắc chắn có một điều là tinh dịch sẽ còn dính lại ít nhiều trong đường ống dẫn nước tiểu. Vị tỳ khưu đi vệ sinh với tác ý để làm cho sạch thì có phạm tăng tàn không?
Có phạm. Nếu có tác ý loại bỏ tinh dịch đó.

1:19:11 Sám hối tội thông thường với vị tỳ khưu đang phạm tăng tàn thì có được không?
Được.

1:20:05 Vị tỳ khưu có thể soi gương để chỉnh y phục cho gọn gàng hay không?

1:21:52 Vị tỳ khưu có thể cắm lều (lều dã ngoại) rồi nhập hạ trong lều không?

1:24:17 Có những trường hợp nhập hạ trên thuyền hay trên đoàn xe của người thương buôn. Vì không phải là tu viện nên chỉ nguyện trong tâm là ''đây là nơi nhập hạ của tôi'' chứ không nói ra bằng lời. Tuần sau sẽ học. Lều trại ở đây giống như đoàn xe người chăn bò tới nhanh và đi nhanh, tạm bợ, không có bền vững.

1:25:50 Vị tỳ khưu cúng dường tứ vật dụng hợp luật mà Kappiya đang giữ hộ dưới hình thức tứ vật dụng hợp luật tương đương trị giá tiền mặt đó, vị đó nhờ Kappiya cúng dường để xây dựng trung tâm thiền viện thì có hợp luật không?

Комментарии

Информация по комментариям в разработке