Cách nuôi chim bồ câu tại nhà (full HD) nuôi bồ câu pháp

Описание к видео Cách nuôi chim bồ câu tại nhà (full HD) nuôi bồ câu pháp

Cách nuôi chim bồ câu nhốt đạt hiệu quả cao
Nuôi bồ câu pháp
Nuôi chim bồ câu sinh sản


Có 4 yếu tố tiên quyết trong kỹ thuật nuôi chim bồ câu theo mô hình nhốt chuồng mà bà con cần lưu ý:

Chuẩn bị con giống

Với bất kỳ loại hình chăn nuôi nào, con giống cũng đều giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Chim bồ câu giống phải là chim khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không có dị tật và có bộ lông mượt mà. Thời điểm chọn mua chim giống tốt nhất là khi chim được 4 – 6 tháng tuổi.
Để đảm bảo về nguồn giống tốt, bà con nên chọn các cơ sở uy tín hoặc liên hệ trung tâm khuyến nông để mua được chim giống có chất lượng cao. Tránh mua chim giống không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc được bán đại trà ngoài chợ. Mặc dù có giá thành rẻ hơn nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ như chim bệnh hay giống lai tạp.

Tùy vào mục đích nuôi mà bà con có cách chọn chim bồ câu khác nhau. Nếu bà con mua giống chim bồ câu sinh sản thì nên chọn các cặp chim đã được ghép sẵn với nhau (1 trống, 1 mái). Nếu bà con chọn chim giống để nuôi lấy thịt thì nên chọn chim trống, vì chim bồ câu trống khỏe mạnh hơn và phát triển nhanh hơn

Xây dưng chuồng trại

Điều đầu tiên cần chú ý khi xây dựng chuồng trại trong mô hình này là hướng chuồng. Chuồng nuôi chim bồ câu phải có nhiều ánh sáng, khô ráo, thoáng mát và tránh gió lùa. Bà con cần lưu ý dọn dẹp và giữ gìn vệ sinh chuồng trại thật tốt, thường xuyên thay rơm lót trong chuồng để chim phát triển khỏe mạnh và không bệnh tật.



Kích thước, không gian chuồng nuôi không nên quá chật hẹp. Nếu không gian sống quá bí bách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của chim. Kích thước chuồng nuôi được khuyến nghị như sau:

Chuồng nuôi bồ câu sinh sản chỉ nên nuôi 1 cặp/chuồng. Kích thước trung bình khoảng 40x40x50cm. Ổ đẻ cho chim mái nên có kích thước 20 x 25cm và cao  7 – 8cm

Chuồng chim bồ câu thịt (chim thương phẩm) nên có kích thước lớn hơn khoảng 50 x 50x50cm, nuôi khoảng 4 con/chuồng.

Vật liệu làm chuồng có thể bằng gỗ hoặc lưới thép. Làm chuồng bằng lưới thép sẽ dễ vệ sinh hơn và tiết kiệm chi phí.

Thức ăn và thuốc phòng chữa bệnh

Đối với mô hình nuôi chim bồ câu nhốt, bà con nên tập cho chúng thói quen ăn đúng giờ, thường là 6 giờ sáng và 2 giờ chiều. Các loại thức ăn yêu thích của chim bồ câu gồm có các loại đậu, ngô, thóc và một lượng nhỏ sỏi. Thức ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ khoáng chất thiết yếu cho chim phát triển.



Về nước uống, bà con không cần cho quá nhiều nước vì nhu cầu nước của chim bồ câu là rất ít chỉ khoảng 50 – 90ml/ngày. Nước cho chim uống nên là nước sạch pha với vitamin và được thay hàng ngày. Máng đựng thức ăn và nước uống nên làm bằng vật liệu mềm dẻo, dễ vệ sinh.

Bên cạnh việc đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống được đầy đủ và hợp vệ sinh thì bà con cũng nên tiêm vắc xin cho chim theo định kỳ (3 lần/năm). Vệ sinh chuồng trại, phòng tránh chó, mèo, chuột hay chim lạ tấn công và có biện pháp đối phó với mầm bệnh như phun thuốc khử trùng.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке