APN - SÂU CUỐN LÁ KIỂU MỚI - CÁCH QUẢN LÝ BẰNG CHẤT THẤM SÂU 30 GIÂY KẾT HỢP VỚI THUỐC TRỪ SÂU

Описание к видео APN - SÂU CUỐN LÁ KIỂU MỚI - CÁCH QUẢN LÝ BẰNG CHẤT THẤM SÂU 30 GIÂY KẾT HỢP VỚI THUỐC TRỪ SÂU

APN - SÂU CUỐN LÁ KIỂU MỚI - CÁCH QUẢN LÝ BẰNG CHẤT THẤM SÂU 30 GIÂY KẾT HỢP VỚI THUỐC TRỪ SÂU
______________________________________________________________________________________________
Sâu cuốn lá là đối tượng dịch hại quen thuộc trên ruộng lúa. Bất cứ ai từng làm ruộng điều hiểu rất rõ loại dịch hại này.
Ở giai đoạn đẻ nhánh, bà con thường ít quan tâm do phần lá bị sâu tấn công sẽ được bù trừ bằng những lá mới mọc sau đó. Tuy nhiên ở giai đoạn trổ thì dứt khoát nhà nông phải quản lý kỹ vì cây lúa không còn tái tạo lá khác để nuôi bông nuôi hạt được.
Các chân ruộng giai đoạn trổ ở huyện Cờ Đỏ - Cần Thơ hiện đang có một đợt sâu gây hại nặng, dù đã phun xịt nhiều lần nhưng sâu không chết.
Lo lắng sợ bông lúa không vào gạo được no đầy nên các nhà nông ngày nào cũng ra đồng kiểm tra nhưng đều mang tâm trạng chán nản khi thấy sâu cuốn lá vẫn nhởn nhơ cắn phá lúa
Khi các cán bộ kỹ thuật của công ty An Phát Nông tận mắt kiểm tra thì thấy có những biểu hiện khác lạ từ lứa sâu đang hiện diện trên đồng. Chúng cuốn lá theo cách hoàn toàn khác với trước đây.
Chúng cuốn từ chóp lá rồi quặp xuống phiến lá, tạo ra "ngôi nhà bảo vệ" kín đáo không có cách nào để giọt thuốc tràn vào
Thực sự rất khó để tìm thấy kẽ hở để thuốc BVTV có thể tìm vào phần lá bị cuốn, Chính vì lẻ đó mà các lần phun thuốc của bà con hầu như không có tác dụng.
Chất Thấm sâu 30 giây sẽ là chìa khóa kết hợp với thuốc trừ sâu để dẫn thuốc vào bên trong phần lá bị cuốn và tiêu diệt sâu một cách triệt để.
Nhện chân dài và ong ký sinh là những người bạn của bà con nông dân trong khâu quản lý sâu cuốn lá. Nhện và ong thường có thói quen tìm đến những phần lá bị cuốn để tìm diệt sâu.
Dần dần, sâu cuốn lá cũng có xu hướng cuốn nhiều lá lại rồi bỏ trống để đánh lừa thiên địch. Thực tế kiểm tra cho thấy, một con sâu hiện nay có thể cuốn 4 5 lá trên cùng một cây hoặc quấn nhiều lá ở những cây lúa khác nhau nhằm trốn thoát các loài thiên địch săn bắt.
Biến đổi khí hậu mặc dù làm cho dịch hại có xu hướng khó quản lý nhưng bà con nông dân mình hãy yên tâm canh tác vì chúng tôi – những người thực hiện chương trình luôn đồng hành cùng bà con mọi nơi mọi lúc. Kính chúc bà con quản lý dịch hại thành công!
Lê Trần Hoàng Vũ - 0939 789 971

Комментарии

Информация по комментариям в разработке