MUỐN NHẬP THIỀN ĐỊNH PHẢI CÓ TỨ THẦN TÚC - Trưởng lão Thích Thông Lạc

Описание к видео MUỐN NHẬP THIỀN ĐỊNH PHẢI CÓ TỨ THẦN TÚC - Trưởng lão Thích Thông Lạc

Bài đọc văn bản: https://bit.ly/34RA0Sz
MUỐN NHẬP THIỀN ĐỊNH PHẢI CÓ TỨ THẦN TÚC
Kính gửi: Bác Đức Thông. Kính thưa bác! Khi đọc xong bài: “Tìm hiểu cơ chế, tâm sinh lý học Thiền, đến Trí tuệ”, Chánh Quang xin có đôi lời thành thật góp ý với Bác, nhưng không biết Bác có vui lòng nghe sự góp ý thành thật này của Chánh Quang không?
Khi đọc xong bài luận nói trên, Chánh Quang có một cảm tưởng Bác là một bác sĩ Đông y, đang nghiên cứu những vị thuốc thiền, mà xưa nay có nhiều vị bác sĩ Tây y, Đông y đã phối họp thành một toa thuốc đặc trị có nhiều vị thuốc, bây giờ Bác lại thêm một vị thuốc y học Mooc-phin nữa.
Vào câu đầu, Bác giới thiệu nghe rất hay: “Thực ra, thiền là một diễn tiến tâm linh, sống động, liên tục, hồn nhiên, không có kỹ thuật, không chia thành những giai đoạn tách bạch rõ rệt và vô cầu”. Nếu một người đã từng hiểu biết và nhập các loại thiền định thì ngay câu giới thiệu thiền của Bác, họ sẽ biết ngay Bác là một “Học giả thiền”.
Bởi vì thiền định là một sự bất động của thân tâm con người. Cho nên, sự bất động của thân tâm có từng phần. Mỗi phần trong thân tâm khi Bất Động là một loại thiền định, chứ không theo như bài luận thiền của Bác. Sự bất động trong thiền hữu sắc gồm có:
Bất động Ý thức uẩn nhập Sơ Thiền.
Bất động Sắc uẩn nhập Nhị Thiền.
Bất động Tưởng uẩn nhập Tam Thiền.
Bất động Thọ uẩn và Hành uẩn nhập Tứ Thiền.
Muốn cho sự bất động này nhập các định thì hành giả phải có TỨ THẦN TÚC, nếu không có TỨ THẦN TÚC thì không bao giờ có ai Bất Động được thân ngũ uẩn. Không bất động được thân ngũ uẩn thì không bao giờ nhập được Bốn Thánh Định.
Trên đây là thiền định của Phật giáo (Tứ Thánh Định). Nếu muốn nhập các định này thì phải có đủ năng lực ĐỊNH THẦN TÚC như trên đã nói. Phần này, Chánh Quang xin giải thích sau nếu có dịp.
Đọc bài luận thiền của Bác: “Thiền là một diễn biến tâm linh, sống động, liên tục, hồn nhiên, không có kỹ thuật, không chia thành những giai đoạn tách bạch, rõ rệt và vô cầu”. Như những lời luận thiền trên thì đây là thiền tưởng của Đại thừa, Đông Độ, Yoga, v.v... “Tâm linh, sống động” tức là 18 loại hỷ tưởng xuất hiện mà từ lâu các Tổ sư Ấn Độ, Trung Hoa và Việt Nam đã chịu ảnh hưởng kinh sách Vệ Đà của Bà La Môn giáo mà dạy về thiền này.
Thiền của Phật giáo không có điều thân, điều tức, điều tâm, mà chỉ có ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp, như Ni sư Dhammadinna nói: “Này Hiền giả Visakha, BỐN TINH CẦN là định tư cụ”.
Ngồi kiết già, đối với đạo Phật là một tư thế ngồi bình thường của một người tu sĩ Phật giáo, chứ không phải ngồi kiết già là điều thân. Đối với Phật giáo, ngồi kiết già không phải là vấn đề quan trọng, ngồi được cũng tốt, ngồi không được thì ngồi trong tư thế khác cũng được, chứ không có bắt buộc ngồi kiết già. Trong BÁT CHÁNH ĐẠO không có nói ngồi kiết già. Cho nên ai ngồi được kiết già cũng tốt, ngồi không được, ngồi tư thế khác cũng không sao. Trong BÁT CHÁNH ĐẠO chỉ có phân biệt chánh và tà. Chánh và tà là điều quan trọng nhất con đường tu tập của Phật giáo. Chánh là thiện pháp, là không còn tham, sân, si. Còn tà là ác pháp, là còn tham, sân, si. Chỗ này là chỗ tu tập giải thoát ngay liền, chứ không phải chỗ điều thân, điều tức, điều tâm. Vì điều thân, điều tức, điều tâm không có giải thoát ngay liền. Đức Phật dạy: “Đạo Ta đến để mà thấy, không có thời gian...”
Pháp môn ĐỊNH NIỆM HƠI THỞ, đức Phật không có dạy điều tức (hơi thở), mà chỉ dạy tác ý theo hơi thở để an trú tâm trong hơi thở. An trú tâm trong hơi thở là để khắc phục những tham ưu trên thân, hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn là để đẩy lui những bệnh khổ trong thân (cảm thọ): “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”, hoặc là để đẩy lui tâm tham, sân, si: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Cho nên đạo Phật không có dạy điều hơi thở, xin các bạn hãy lưu ý, để các bạn sẽ không tu sai lạc vào thiền ức chế tâm bằng hơi thở như xưa nay các Tổ sư đã dạy.
Pháp THÂN HÀNH NIỆM không phải là pháp môn điều thân, mà là pháp môn dùng thân niệm tác ý tu tập tỉnh thức và tạo thành ý thức lực, để luôn luôn sống và bảo vệ chánh niệm, nên thường đẩy lui các tà niệm tham, sân, si. Cho nên pháp môn Thân Hành Niệm là pháp môn tu tập để có Tứ Thần Túc và đầy đủ mười Như Lai lực.
Pháp môn TỨ NIỆM XỨ không phải là pháp môn điều tâm, mà là một pháp môn để hộ trì chân lí. Cho nên Tứ Niệm Xứ là pháp môn tu tập để khắc phục mọi ưu phiền trên thân, thọ, tâm, pháp như trong kinh dạy: “Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu; trên tâm quán... trên thọ quán thọ...; trên pháp quán pháp... để khắc phục tham ưu ở đời”. Như vậy, pháp môn Tứ Niệm Xứ không phải là pháp môn điều tâm như trên đã nói. Xin các bạn lưu ý để tránh khỏi sự tu sai lạc. Cho nên, thiền của Phật giáo không có điều thân, điều tức (hơi thở), điều tâm....(còn tiếp, xem tại đây: https://bit.ly/34RA0Sz)
#phaphanh, #lopchanhkien, #cacbacthanhtang, #lamchubenh,
Tag: #thaythonglac, #duongvexuphat, #giaophapnguyenthuy, #nhungloigocphatday, #thichthonglac,

Комментарии

Информация по комментариям в разработке