KHÚC QUANH NGÔN NGỮ CỦA TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG| GS-TS.NGUYỄN HỮU LIÊM

Описание к видео KHÚC QUANH NGÔN NGỮ CỦA TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG| GS-TS.NGUYỄN HỮU LIÊM

Triết học tây phương đã từng đi qua những khúc quanh quan trọng trong quá trình phát triển. Từ Aristotle phản biện Plato, Descartes đưa vào ngã rẽ nhận thức luận, Hume trong nghi ngờ toàn diện, đến Kant với siêu nghiệm luận, hay Trí năng tuyệt đối của Hegel, Duy vật luận của Marx, triết học tây phương luôn tự điều chỉnh bằng những cuộc cách mạng tư tưởng cơ bản.
Đến thế kỷ 20 thì một khúc quanh mới đã xuất hiện; Sự quy chiếu vào ngôn ngữ. Triết học không còn là một con lộ tư tưởng đi tìm chân lý mà là một hệ thức soi sáng phương pháp và quy chế ngôn từ nhằm khai giải ý nghĩa và chú đích của mệnh đề. Tức là cái quan yếu không phải là nói cái gì mà nói như thế nào. Ngôn từ không còn là một chiếc cầu vô hình nối liền thực tại với tư duy - chính ngôn ngữ là vấn đề hàng đầu của triết học về thực tại.
Một số triết gia đã từng cho rằng khúc quanh ngôn ngữ nầy là một cuộc cách mạng quan trọng nhất trong chiều dài trăn trở triết lý của thời đại.
I. Dẫn nhập: Tóm tắt các cuộc cách mạng tư tưởng triết học tây phương.
II. Cấu trúc vấn đề: Tính liên hệ giữa tư duy và thực tại - từ Plato (naive realism) đến triết học ngôn từ.
III. Sự kiến lập thực tại bởi ngôn ngữ. Tính tương đồng giữa cấu trúc tư duy và bản sắc thực tại - the corresponding logical orders of mind and reality.
IV. Sự lạm dụng ngôn ngữ trong truyền thống triết học.
V. Vấn đề triết học là vấn đề ngôn ngữ.
VI. Ngôn ngữ và chân lý: Trọng tâm là quy chế và phương pháp kiểm chứng.
VII. Ngôn ngữ lý tưởng (ideal language) và ngôn ngữ triết học.
VIII. Tình hình hiện nay của triết học tây phương

Комментарии

Информация по комментариям в разработке