Đà Lạt là thành phố của những câu chuyện. Bất cứ góc nhỏ nào dường như đều gắn liền với những tâm sự, hoài niệm. Có thể là kỉ niệm vui vẻ nhưng đôi khi lại là câu chuyện tình với kết cục bi thương. Những thung lũng tình yêu, thác Cam Ly, hồ Than Thở. Vân vân. Luôn là những địa danh mà dù chưa đặt chân lên Đà Lạt, hẳn ai cũng nghe tên ít nhất một lần. Và chắc chắn với những ai yêu mến Đà Lạt đều biết đến đồi thông hai mộ nằm bên hồ than thở. Đồi thông hai mộ cũng là một địa danh nhiều du khách ghé qua. Đồi thông hai mộ trở nên nổi tiếng vì rừng thông bạt ngàn. Và vì câu chuyện tình bi ai, cảm động của một đôi trai gái. Câu chuyện tình của họ đã trở thành sự tích của cái tên đồi thông hai mộ và đã để lại một hoài niệm thương nhớ cho người dân Đà Lạt.
Câu chuyện của cô gái Lê Thị Thảo và chàng trai Vũ Minh Tâm. Minh chứng cho câu chuyện tình đó chính là hai ngôi mộ nằm trên đồi thông hơn sáu mươi năm qua. Tâm quê gốc ở Gò Công, Tiền Giang, là con trai của một gia đình đại điền chủ giàu có. Anh lên Đà Lạt để theo học Trường Võ bị Đà Lạt. Trong khi đó, Thảo chỉ là con gái của một gia đình công chức nghèo ở thành phố trên cao nguyên Lang Bi ang. Họ gặp nhau, yêu nhau tha thiết, hẹn hò nhau ở đồi thông bên hồ Sương Mai và thề non hẹn biển. Dù cho vật đổi sao dời. Thảo Tâm cũng nguyện trọn đời bên nhau. Sau khi tốt nghiệp, Tâm về Tiền Giang xin cha mẹ cưới Thảo. Nhưng gia đình đã phản đối kịch liệt vì nhà gái không môn đăng hộ đối”và bắt anh cưới người con gái xa lạ. Tâm đã xin đi lính để quên đi nỗi tuyệt vọng. Thế rồi Thảo nhận được tin Tâm đã tử trận. Nàng buồn thơ thẩn chẳng còn ngồi. Trang điểm qua màu phấn. Để phai úa đến tàn cả hương sắc. Tháng ngày luôn héo hon.
Đau đớn khôn cùng, nàng tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Sương Mai. Nơi hai người xưa kia đã từng hò hẹn, tự vẫn chết vào ngày mười lăm, tháng ba, năm một nghìn chín trăm năm mươi sáu. Thuận theo nguyện vọng của Thảo, gia đình đã chôn cô ngay dưới khu đồi thông. Nhưng sự thật là Tâm không chết vì người ta đã nhầm lẫn khi báo tử. Trở về Đà Lạt thăm Thảo và hay tin cô đã tự vẫn vì mình, Tâm tìm đến mộ Thảo vật vã khóc than, rồi sau đó cũng tự tử theo để giữ trọn lời thề. Trước khi chết, Tâm để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ Thảo để hai người mãi mãi được gần nhau. Và chàng trai đã được toại nguyện. Cũng từ đó, hồ Sương Mai bên đồi thông đổi tên thành hồ Than Thở. Mộ chàng đã được ở cạnh nàng. Như lời xưa thề ước. Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc. Dưới mộ sâu đất khô. Qua bao năm rêu xanh phủ che kín. Âm u chẳng nhang khói.
Sau năm một nghìn chín trăm bảy mươi lăm, cha mẹ Tâm đã cho bốc mộ anh đưa về quê, do hai người đã tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con. Dù hài cốt Tâm đã được dời đi, nhưng cảm thương mối tình chung thủy, gia đình Thảo vẫn để ngôi mộ đôi. Cảm động trước chuyện tình của hai người, nhạc sĩ Hồng Vân đã sáng tác bài hát Đồi thông hai mộ với giai điệu buồn da diết. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dư âm của một cuộc tình tột cùng đau đớn dường như vẫn còn phảng phất phía sau khung cảnh u buồn của đồi thông hai mộ.
Tuy nhiên, cũng có một câu chuyên khác kể lại rằng. Khi đó, chàng là con trai độc nhất của một điền chủ giàu có. Nàng là cô sinh viên khoa Văn với nhiều mơ mộng và ước ao. Thế rồi, họ gặp nhau trong một lần đi dạo bên bờ hồ Sương Mai. Ngày nay là hồ Than Thở. Họ cảm mến và đến với nhau. Trở thành một cặp đôi đẹp nhất trong mắt các sinh viên cùng khóa. Ra trường. Lê thị thảo trở thành cô giáo dạy Văn tại thành phố Đà Lạt. Vũ Minh Tâm trở về quê. Chàng đem theo lời thề ước sẽ đem trầu cau lên hỏi cưới nàng. Nhưng chuyện tình chẳng hề dễ dàng đến thế. Ba mẹ chàng không đồng ý với lý do không môn đăng hộ đối. Họ ép chàng phải cưới cô gái mà họ đã chọn. Tuy không muốn nhưng để vẹn toàn đạo hiếu, chàng đành phải chấp nhận nhưng trong lòng luôn hướng về thảo. Về phía Thảo, khi nghe tin chàng về quê lấy vợ. Nàng nghĩ là chàng đã phụ tình mình nên ra hồ Than Thở, để lại hai câu thơ rồi gieo mình xuống hồ tự vẫn. Tà áo trắng nay tình ta đã hết. Chút tình này xin trả lại cho nhau. Biết tin người mình yêu tự vẫn, Tâm rất ân hận và đau buồn. Thay vì trở về quê, chàng quyết định xin đơn vị tham gia trận chiến. Không may anh bị thương rất nặng, đơn vị, bạn bè đã chăm sóc chữa trị nhưng không qua khỏi. Trong số những kỷ vật còn lại, người ta tìm thấy nhật ký của anh. Trong đó viết. Nếu không được chung một mái nhà. Thì chết nhất định sẽ chung một nấm mồ. Du khách khi ghé Đồi thông hai mộ vẫn sẽ thấy ngôi mộ của Lê Thị Thảo và Vũ Minh Tâm đứng cạnh nhau. Tuy nhiên, chỉ có ngôi mộ của cô gái là thật. Còn ngôi mộ của chàng trai chỉ là sự tiếc thương của người đời về một mối tình đẹp nhưng không thành.
Информация по комментариям в разработке