Miền Nam sau ngày "giải phóng": Tàn phá các đền miếu, biến danh nhân thành tội nhân

Описание к видео Miền Nam sau ngày "giải phóng": Tàn phá các đền miếu, biến danh nhân thành tội nhân

Sau ngày 30/4/1975, không chỉ quan chức Sài Gòn phải chịu cảnh tù đày mà những danh nhân đã chết hàng trăm năm trước cũng bị buộc tội.

Tả quân Lê Văn Duyệt mất năm 1832, lăng miếu của Tả quân vào bậc có “bề thề” lớn ở Sài Gòn. Sau năm 1975, tuy khuôn viên trong lăng miếu vẫn mở cửa nhưng khu đền thờ, nơi người dân lui tới thắp nhang, tổ chức các lễ cúng bái, đã bị đóng cửa hoàn toàn cho đến năm 1989.

Ở xã Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An, lăng mộ Tổng trấn Gia Định Nguyễn Huỳnh Đức mất năm 1819, nơi trước kia quan chức Việt Nam Cộng hòa thường xuyên lui tới để cúng bái, nay đã trở nên cũ kỹ và đìu hiu.

Trước năm 1975, nhiều trường học, con đường ở miền Nam được đặt tên Phan Thanh Giản. Sau ngày Sài Gòn sụp đổ, trường trung học mang tên ông ở Cần Thơ bị đổi tên thành THPT Châu Văn Liêm, tượng của ông trong ngôi trường này bị phá hủy. Những con đường mang tên ông ở các tỉnh thành bị thay tên.

_________

Luật Khoa tạp chí

Chúng tôi làm báo trung thực, không sợ ai, không nịnh ai,
Không tự kiểm duyệt cũng không chấp nhận áp lực kiểm duyệt nào từ bên ngoài.

Cập nhật các nội dung mới nhất của Luật Khoa tại đây:

Website: Luatkhoa.com
Đọc tin qua mail: bit.ly/dangkydoctin
Đọc tin qua Telegram: t.me/luatkhoatc
Các trang mạng xã hội khác: linktr.ee/luatkhoatapchi

Комментарии

Информация по комментариям в разработке