Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa
Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố vô hữu khủng bố; viễn ly điên đảo mộng tưởng; cứu cánh niết bàn, tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha.
Bát nhã Tâm kinh là : Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề Tát bà ha.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú nghĩa là cho nên nói chú Bát Nhã Ba la mật đa, điều ấy cho ta hiểu rằng phép quán chiếu Bát nhã có công đức sánh ngang với công đức của chú đà la ni, tất nhiên tác dụng vi diệu của phép tu này cũng không thể nghĩ bàn được, Cho nên, cần thực hành lời chú Bát nhã Ba la mật đa.
Tức thuyết chú viết, nghĩa đen là liền nói chú rằng. Nhưng để diễn đạt cái tác dụng linh ứng không thể nghĩ bàn ấy, tưởng nên dịch câu ấy là: chú liền ứng rằng thì mới lộ hết ý sâu xa tàng ẩn trong đoạn này, có hô thì lập tức có ứng. Và có như thế mới gọi là linh, là huyền diệu.
Chú vốn là mật ngữ (lời bí mật). Ðã là bí mật, làm sao cắt nghĩa? Tuy nhiên, dựa vào sự cấu tạo, có thể suy đoán một cách thô sơ nghĩa của một số chữ. Chẳng hạn như với câu chú này, nghĩa của nó không đến nỗi khó khăn lắm.
Yết đế, tiếng Hán dịch nghĩa là độ, chữ Phạn vốn đọc là gate, có nghĩa là đi qua, vượt qua. Yết đế lặp lại hai lần có nghĩa là độ cho mình và độ cho người. Ba la yết đế, do chữ pàragate, có nghĩa là đi qua bờ bên kia. Ba la tăng yết đế, là do phiên âm chữ pàrasamgate, nghĩa là đi qua bờ bên kia hoàn toàn. Bồ đề là giác ngộ. Tát bà ha do phiên âm chữ svàha có nghĩa là Ngài khéo nói. Toàn bộ câu đó tiếng Phạm đọc như sau Gate Gate Pàragate Pàrasamgate Bodhi Svaha. Như vậy, ý nghĩa của toàn câu chú có thể tạm dịch như sau :
Hãy vượt qua, vượt qua đi, qua bờ bên kia đi, qua bờ bên kia hoàn toàn thì sẽ đạt đến giác ngộ. Ngài khéo nói như vậy.
Tạm dịch nghĩa đen của bài chú như trên, nhưng công hiệu của chú hoàn toàn không phải ở nghĩa hay lý. Vì thế, hiểu nghĩa hay lý đối với chú không ích lợi gì cả. Ðiều cốt yếu khi tụng chú, là phải thành tâm. Càng thành tâm thì càng nhiều linh nghiệm, bởi vì công dụng hàng đầu của việc trì chú là diệt niệm. Vọng niệm có diệt được thì thân tâm mới khinh an. Do đó, mới có cảm ứng linh nghiệm bất khả tư nghị. Riêng về chú Bát nhã trên đây, diệu dụng cứu cánh là đưa ta mau lên bờ giác.
Информация по комментариям в разработке