Làm giàu nhờ mô hình trồng ngô sinh khối

Описание к видео Làm giàu nhờ mô hình trồng ngô sinh khối

Ngô sinh khối là cây ngô được thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô chín sáp để làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Thay vì thu hoạch để lấy hạt lúc bắp ngô đã chín hoàn toàn, cây ngô thu hoạch làm thức ăn cho gia súc ở giai đoạn bắp ngô chín sáp sẽ đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng và sự ngon miệng cho vật nuôi.
Toàn bộ cây ngô (thân, lá, bắp) thường được băm/xay nhỏ để cho gia súc ăn trực tiếp, hoặc chế biến sâu hơn thành các thức ăn cho gia súc như ủ chua, viên nén hoàn chỉnh cho gia súc ăn cỏ...
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của chăn nuôi bò sữa, bò thịt và các gia súc ăn cỏ tại nước ta, một số đơn vị khoa học và doanh nghiệp cũng đã có các nghiên cứu ban đầu về cơ cấu thức ăn thô xanh phù hợp dành cho gia súc.
Ngô sinh khối có hàm lượng dinh dưỡng cao
Một nghiên cứu của Bộ môn Cây thức ăn chăn nuôi (Viện Nghiên cứu Ngô) phối hợp với Công ty TNHH Hạt giống Việt (VietSeed) thực hiện mới đây đối với nhiều loại cây thức ăn cho gia súc ăn cỏ cho thấy, ngô sinh khối là thức ăn thô xanh có chất lượng hàng đầu.
Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện đối với nhiều loại cây thức ăn cho gia súc như: nhóm cỏ voi, cỏ VA 06, King grass; nhóm cỏ Mombasa Guinea; nhóm cỏ Mulato, Ruzi, Signal...; nhóm cỏ Paspalum Attratum, Narok; nhóm cao lương, Sudanese; nhóm cỏ Slyto, Centro, Alfalfa, đậu tương; nhóm ngô...
Kết quả phân tích cho thấy, ngô (sinh khối, thu hoạch giai đoạn chín sáp) là thức ăn thô xanh đứng thứ 2 về hàm lượng dinh dưỡng trong số các nhóm cỏ được nghiên cứu (chỉ đứng sau nhóm cỏ Slyto, Centro, Alfalfa, đậu tương). Đặc biệt, ngô sinh khối có hàm lượng vật chất khô rất cao (giao động xoay quanh 28-35%), đứng đầu trong số các loại cỏ dành cho thức ăn chăn nuôi.
Hàm lượng vật chất khô là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đối với một loại thức ăn thô xanh dành cho vật nuôi. Hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, bò thịt cũng đang sử dụng ngô sinh khối làm thức ăn thô xanh chính, với yêu cầu hàm lượng vật chất khô chấp nhận được xoay quanh 30-31%.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy các chỉ số như ADF (Acid Detergent Fiber - chất xơ không hoà tan trong acid); chỉ số NDF (Neutral Detergent Fiber - chất xơ không tan trong dung dịch trung tính); hàm lượng Protein thô... của ngô sinh khối đều ở mức phù hợp đối với thức ăn thô dành cho gia súc ăn cỏ (ADF của ngô sinh khối khoảng 25%; NDF khoảng 43% và Protein thô khoảng trên 8%).
Ngô cũng được đánh giá là có nhiều ưu điểm so với các loại cỏ khác như năng suất khá cao (từ 45-50 tấn/ha/lứa), có thể trồng bằng hạt trên diện tích lớn, chi phí trồng trung bình, dinh dưỡng tốt, rất dễ tiêu, ngon miệng... (tuy nhiên cũng có nhược điểm như kén đất tốt, không tái sinh, chỉ trồng hàng vụ).

Комментарии

Информация по комментариям в разработке