Mô hình mẫu bếp ăn 1 chiều và việc vận dụng hiệu quả trong thực tế

Описание к видео Mô hình mẫu bếp ăn 1 chiều và việc vận dụng hiệu quả trong thực tế

Bếp ăn 1 chiều từ lâu đã là 1 quy định chung của ngành giáo dục và y tế đối với các trường tiểu học bán trú nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh lây nhiễm chéo trong quá trình chế biến bữa ăn cho học sinh. Hãy cùng Dự án Bữa ăn Học đường tìm hiểu sâu hơn về mô hình này nhé.

Thế nào là bếp ăn 1 chiều?
Là bếp ăn được thiết kế sao cho chuỗi hoạt động của các bộ phận trong bếp như sơ chế, nấu nướng, chia đồ (chín), phục vụ và dọn vệ sinh đảm bảo tuân thủ theo một chiều nhất định và theo đúng thứ tự từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra.

Tại sao cần thực hiện bếp ăn 1 chiều trong trường học?
An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với các bếp ăn tập thể nói chung và bếp ăn tại trường học nói riêng. Bởi trường học là nơi cung cấp từ vài chục đến hàng nghìn suất ăn mỗi ngày, chỉ cần một sự cố về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến số lượng rất lớn học sinh.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bữa ăn trong trường học, bên cạnh các quy định về vệ sinh khác thì việc áp dụng nguyên tắc bếp ăn 1 chiều giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa các khâu trong quá trình chế biến như lây nhiễm vi khuẩn, chất bẩn từ thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín hoặc các chất bẩn khác trong quá trình vệ sinh.

Bếp ăn mẫu bán trú theo tiêu chuẩn 1 chiều thuộc Dự án Bữa ăn học đường:
Là một trong những nội dung nằm trong khuôn khổ Dự án Bữa ăn học đường, từ năm 2014, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã triển khai hoạt động hỗ trợ xây dựng Bếp ăn mẫu bán trú tại trường tiểu học Trưng Trắc, TP Hồ Chí Minh.
Bếp ăn có các đặc tính như sau:
• Các khu chức năng chính của bếp bao gồm: khu tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế, khu chế biến và chia đồ ăn chín, khu vực rửa và bảo quản dụng cụ, kho thực phẩm khô và phòng nhân viên được sắp xếp theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
• Các khu chức năng chính được phân thành các khu cách biệt đảm bảo ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa các công đoạn;
• Bếp được thiết kế cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác;
• Được trang bị các thiết bị cần thiết và hiện đại hỗ trợ quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm đạt hiệu quả cao trong thời gian ngắn hơn;
• Thiết kế bếp hỗ trợ cho việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại từng khu vực và toàn bộ bếp bằng cách phân loại màu các dụng cụ sử dụng, đồng phục nhân viên;
• Đồng phục nhân viên được phân biệt khác nhau giữa các khu chức năng. Khi nhân viên di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác phải thực hiện đầy đủ các bước rửa tay và thay trang phục thích hợp của từng khu;
• Trang bị các thiết bị trung chuyển tại từng khu riêng biệt, vừa giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như giảm bớt các thao tác, công việc nặng nhọc cho nhân viên và đảm bảo an toàn lao động;
• Thiết kế tạo điều kiện cho các đơn vị khác đến tham quan và học tập.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке