Độc tấu: Vọng cổ | NS. Năm Cơ

Описание к видео Độc tấu: Vọng cổ | NS. Năm Cơ

🔵 Độc tấu: Vọng cổ
🔵 Trình tấu: NS. Năm Cơ
ℹ NGUYỆT CẦM : CÂY ĐÀN KÌM TRONG ĐỜN CA TÀI TỬ
☘ Tiếng đàn trong, vang, những âm thanh khi bổng, khi trầm, lúc réo rắt, dịu dàng, mềm mại, khi rắn rỏi, rộn ràng. Đờn điệu Bắc thì khoan thai, điệu Nam - Oán thì mùi mẫn, nỉ non, sâu lắng. Nhờ diễn đạt được nhiều sắc thái tình cảm khác nhau mà cây đàn Nguyệt (Nguyệt cầm) hay còn gọi là đờn Kìm (theo cách gọi của người miền Nam), là loại nhạc cụ khá quen thuộc trong dàn nhạc dân tộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam.

☘ Nét độc đáo của đàn Kìm (đàn Nguyệt)

Nói về những nét độc đáo của nhạc cụ này trong dàn nhạc dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong dàn nhạc đờn ca Tài Tử miền Nam, giáo sư Nguyễn Châu cho biết từ xa xưa, dàn nhạc ngũ âm trong cung đình theo phong cách “tứ tuyệt” (kìm, cò, tranh, độc) hay “ngũ tuyệt” (kìm, cò, tranh, độc, sáo) thì cây đờn Kìm vẫn đứng ở vị trí đầu nhóm đảm nhiệm vai trò lĩnh xướng. Còn từ khi nhạc tài tử miền Nam xuất hiện (vào giữa thế kỷ 19) và sân khấu cải lương ra đời (đầu thế kỷ 20), cây đờn Kìm vẫn giữ được vị trí “độc tôn” này.

Các bài bản trong âm nhạc tài tử cải lương cũng đều dựa vào chữ nhạc chính từ cung bậc của đờn Kìm. Những ai học ca, hay học các loại nhạc cụ khác cũng dựa vào nền tảng âm nhạc của đờn Kìm. Vì vậy cây đờn Kìm được tôn vinh là “Quân tử cầm” và là… “thầy” của các loại nhạc cụ khác trong dàn nhạc tài tử cải lương, và là “thầy” của người hát là vì vậy.

Giáo sư Nguyễn Châu nói thêm, “Tôi thấy từ xưa đến giờ những bậc nhạc sư trong đờn ca tài tử, phải biết đàn Kìm là chính, còn những nhạc cụ khác như đàn Tranh, Bầu, Cò… biết phụ thêm. Vì khi nắm vững cây đàn Kìm, thì khi học qua những cây đàn khác rất dễ. Như cá nhân tôi khi đã học vững vàng cách chơi đàn kìm, học qua đàn Tỳ Bà rất dễ, khi đàn cũng chạy mấy ngón trên dây thôi, học qua đàn Sến còn dễ hơn nữa, còn khi học qua đờn Guitar thì chỉ cần học chút xíu thôi. Nhưng nếu ai đó học trước đàn guitar rồi mới chuyển qua học đờn Kìm thì rất khó.”

☘ Được biết ở sân khấu cải lương thời xưa, những ông bà bầu gánh hát thường phải tìm cho bằng được người đờn Kìm giỏi, để giữ song loan (giữ nhịp chính của dàn nhạc) và hướng dẫn bài bản, nhịp nhàng cho nghệ sĩ mới vào gánh hát hoặc bổ túc nghề thêm cho những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Hầu hết các nghệ sĩ cải lương tài danh ngày xưa đều học nghề bằng phương pháp này (học theo kiểu truyền ngón). Do đó các nhạc công của các loại nhạc cụ khác trong gánh hát cho đến các nghệ sĩ đều phải “kính nể” nhạc công đờn Kìm trong gánh hát của mình.
Dù thời gian đầu đàn Kìm là cây đàn chính trong dàn nhạc đờn ca tài tử và cải lương, nhưng khoảng từ thập niên 1940, guitar phím lõm đã chiếm lĩnh vị trí “bá chủ” trong dàn nhạc cải lương của đờn Kìm. Bởi guitar phím lõm có nhiều tính năng và phong phú âm sắc, âm vực rộng hơn và thêm vào đó được khuyếch đại âm thanh qua hệ thống ampli. Còn đờn Kìm là nhạc cụ mộc, âm vực hẹp lại khuyếch đại âm thanh bị hạn chế và âm sắc kém trung thực.

☘ Chính vì vậy mà từ thập niên 70 đến 90 ở sân khấu cải lương trong nước không xuất hiện những nghệ sĩ trẻ đờn Kìm kế thừa, mà chỉ còn lại các nghệ nhân “lão làng” và rất ít người học đờn Kìm. Đại đa số đều học Guitar phím lõm, Sến, Tranh... Thế nhưng từ ngày phong trào đờn ca tài tử được phát triển rộng rãi những năm gần đây trong nước, thì cây đờn Kìm được chú trọng trở lại, các nhóm đờn ca tài tử, các câu lạc bộ đờn ca tài tử đều khai thác những ngón đờn kìm “ẩn dật”, nhiều người trẻ, trung niên rủ nhau học đờn Kìm. Cây đờn Kìm đã khôi phục lại vị trí trong dàn nhạc tài tử và giữ “song loan” (giữ nhịp).

☘ Về cấu tạo và kỹ thuật chơi đàn Kìm , mời các bạn tham khảo thêm tại: https://cailuongvietnam.com/newclvn/v...

🌼 Mời quý thính giả cùng chú ý lắng nghe:
🎻
🖊 Đăng ký theo dõi kênh để xem nhiều nội dung hay, ý nghĩa.
🌼 Kênh sân khấu cải lương
☘️    / @kichnghesaigon3268  
🌼 Kênh âm nhạc tài tử
☘️    / @amnhactaitunambo362  
#vongco #doctaudankim #nhacsinamco

Комментарии

Информация по комментариям в разработке