Điểm danh top 8 loài sâm quý ở Việt Nam mà không phải ai cũng biết
Ở Việt Nam có rất nhiều loài sâm quý đa dạng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những loại sâm này. Không chỉ ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện sức khỏe mà còn rất nhiều công dụng hữu ích khác.
Sâm Ngọc Linh – Vàng xanh của Đại Ngàn
Tác dụng của Sâm Ngọc Linh
Tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống nhược sức, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch.
Tác dụng điều hòa các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể: hỗ trợ điều trị điều trị và phòng ngừa các bệnh lý: tiểu đường, gout, máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ.
Trong Sâm Ngọc Linh có hoạt chất Saponin MR2 giúp thư giãn thần kinh, chống căng thẳng, stress, rối loạn lo âu, điều hòa giấc ngủ
Tác dụng chống oxy hóa cực tốt, loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ và phục hồi tế bào gan
Tác dụng giảm đau, kháng viêm
2. Sâm bố chính
Tác dụng:
Ngoài việc dùng cho trẻ em kén ăn, suy nhược cơ thể. Còn có tác dụng tăng cường khí huyết. Trị chóng mặt, ù tai, đau lưng, kinh nguyệt không đều.
Trong rễ Sâm có nhiều tinh bột và chất nhầy chiếm 30-45%. Nên chứa nhiều axit béo và các axit amin khác hỗ trợ cơ thể viêm họng, ho dai dẳng, đau lưng, ít ngủ..
Bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, phục hồi chức năng tiêu hóa. Hạ sốt, chữa ho cực tốt. Chống lo âu, trầm cảm, hay khát nước.
3. Sâm đá
Sâm đá có củ dài. Tuổi thọ Sâm càng cao thì củ sâm càng to và bám chắc vào đất.
Tác dụng của cây Sâm Đá
Giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra còn giúp cơ thể tỉnh táo, hoạt bát hơn.
Hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, làm chậm quá trình lão hóa và ung thư.
Dùng được cho phụ nữ sau sinh, cải thiện trí nhớ. Hỗ trợ sức khỏe cho người mới ốm dậy.
Tăng cường nội tiết tố, bổ thận tráng dương, tránh tình trạng mãn dục sớm ở nam và nữ
Sâm đá có thể dùng ngâm mật ong, đun nước uống trực tiếp hoặc ngâm rượu.
Không được dùng cho người lớn tuổi cao huyết áp, mắc bệnh về tim mạch, bệnh nhân đang xạ trị ung thư. Người bệnh gan, thận, tiêu hóa…
4. Đảng Sâm
Được xếp vào top những loài sâm quý ở Việt Nam. Họ hoa chuông, còn có tên gọi khác là cỏ rầy cáy.
Đảng Sâm có tác dụng giảm mệt mỏi, căng thẳng thần kinh. Dùng cho người ăn uống kém, vàng da do huyết hư, tiêu chảy, trị thiếu máu, rong kinh, phát sốt, băng huyết…
5. Cát Sâm
Cát Sâm có họ cánh bướm, tên gọi khác là sâm chuột, sâm nam, sơn liên ngẫu, ngư đại lực.
Có tác dụng chữa cơ thể suy nhược, biếng ăn, long đờm. Là cây mọc hoang ở vùng núi phía Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình.
Khi lá còn non có lông mềm màu xanh xám phủ bên ngoài. Hoa màu đỏ hoặc tím, đài hình ống. Quả dẹt thường xuất hiện vào khoảng tháng 9-12, bên trong chứa 10 hạt.
Không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cát Sâm còn có tác dụng lợi tiểu, biếng ăn, nhức đầu, sốt khát nước.
6. Sâm Cau
Sâm cau có các dòng như:
Sâm cau đỏ: Có vỏ màu đỏ đậm, già chuyển sang màu trắng, cạo lớp vỏ bên ngoài thì bên trong là màu đỏ đặc trưng.
Sâm Cau đen: Được dùng như nguyên liệu bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý.
Sâm cau trắng: tính ấm, vị cay ngọt, làm mạnh gân cốt và tăng cường sinh lý cho nam
Sâm cau có nhiều hợp chất béo, saponin, phenolic, glycoside. Có vị cay, tính ôn, quy kinh can, thận. Thường dùng để chữa liệt dương, thần kinh suy nhược, tiểu són, phong thấp, di chuyển khó khăn, đầu gối đau.
Ngoài chữa bệnh, Sâm cau còn dùng để giã nát rồi đắp lên da, làm đẹp da. Sâm Cau được xếp vào top những loài sâm quý Việt Nam.
7. Sa Sâm
Sa Sâm thuộc họ Cúc, có hoa màu vàng, mọc hoang ở bờ biển.
Sa Sâm là cây thân thảo, sống lâu năm thuộc họ cúc, chiều cao 15-25cm.
Sa Sâm được tìm thấy nhiều nhất ở Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Nam Định.
Có rễ mềm, màu vàng nhạt, mọc thẳng đức, lá mọc ở gốc, xếp thành hoa thị. Lá dài có mép hình răng cưa.
Hoa màu vàng, cuống ngắn, mọc ở gốc. Rễ cây được dùng làm thuốc. Thu hoạch từ tháng 3-4 hoặc 8-9 hàng năm.
Sa Sâm có công dụng tả hỏa, dưỡng âm thanh phế. Chữa ho khan, viêm họng, lưỡi khô, khát nước. Vì trong Sa Sâm có nhiều axit amin, các chất béo, tinh dầu.
8. Sâm Đại Hành
Sâm đại hành có hoa màu trắng, củ sâm trông khá giống củ hành. Thường mọc hoang ở bìa rừng như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Tây cũ, Hòa Bình..
Có chiều cao khoảng 30cm, thân thảo, trong giống củ hành, có lớp bao bên ngoài màu đỏ, bên trong màu nâu hồng hoặc đỏ nâu. Lá hình mác, rộng 3-5cm, dài 40-50cm, hoa mọc thành chùm, màu trắng hoặc vàng nhạt.
Rể, củ và thân của Sâm Đại Hành được dùng làm thuốc. Sâm đại hành có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và cầm máu cực tốt. Không chỉ dùng để chữa ho ra máu, đinh nhọt, lở ngứa, còn trị thiếu máu, đau đầu, mệt mỏi.
#sam #nhansam #samvietnam #dailysam #samngoclinh #sambochinh #dangsam #sasam #catsam #samcau #samdaihanh #samda
Информация по комментариям в разработке