[HÓA 10] GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN GIỮA KÌ I 2024 - 2025 (ĐỀ 1)

Описание к видео [HÓA 10] GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN GIỮA KÌ I 2024 - 2025 (ĐỀ 1)

ĐỀ ÔN LUYỆN KIỂM TRA GIỮA KÌ – 2024-2025 -
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dưa muối lên men là hiện tượng hoá học.
B. Sự kết tinh của muối ăn là hiện tượng hoá học.
C. Hoà tan đường vào nước là hiện tượng vật lý.
D. Sữa để lâu bị chua là hiện tượng hoá học.
Câu 2: Hạt không mang điện trong nhân nguyên tử là
A. Electron. B. Electron và neutron. C. Proton. D. Neutron.
Câu 3: Trong một chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần do số lớp electron…(I)…, lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng….(II). Cụm từ cần điền vào (I), (II) lần lượt là:
A. tăng dần, tăng dần. B. giảm dần, giảm dần.
C. không đổi, tăng dần. D. không đổi, giảm dần.
Câu 4: Cho số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là 7. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Công thức oxide cao nhất của R là R2O5.
B. R có tính phi kim mạnh hơn Si (Z = 14).
C. R là nguyên tố p.
D. Nguyên tử R có 5 electron ở phân lớp ngoài cùng.
Câu 5: Nguyên tố silicon (Si) thuộc chu kì 3, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Công thức oxide cao nhất của silicon là
A. SiO2. B. SiO. C. H2SiO3. D. SiH4.
Câu 6: Phân lớp 3p có số electron tối đa là
A. 2. B. 6. C. 14. D. 10.
Câu 7: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học bằng
A. số thứ tự của ô nguyên tố. B. số thứ tự của chu kì.
C. số thứ tự của nhóm. D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 8: Hình vẽ dưới đây mô tả 3 dạng orbital:


Các orbital tương ứng với các hình a), b) và c) là
A. s, px, py. B. s, py, pz. C. s, px pz. D. px, py, pz.
Câu 9: Orbital nguyên tử là
A. Đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
B. Đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%.
D. Quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định.
Câu 10: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là
A. 14. B. 16. C. 13. D. 15.
Câu 11: Cho nguyên tố có kí hiệu . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
A. nhóm IIA, chu kì 3. B. nhóm IA, chu kì 3. C. nhóm IIIA, chu kì 2. D. nhóm IA, chu kì 2.
Câu 12: Cho X là nguyên tố nhóm VIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là
A. XO. B. X2O3. C. XO3. D. X2O.
Câu 13: Số khối của một nguyên tử X gấp hai lần số hiệu nguyên tử của nó. X có 4 electron ở phân lớp 2p. Số neutron của X bằng với số neutron của nguyên tử nào sau đây?
A. . Β. . C. . D. .
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về orbital nguyên tử là không đúng?
A. Mỗi orbital nguyên từ có thể chứa tối đa hai electron.
B. Orbital 1s, 2s và 3s đều có dạng hình cầu.
C. Có thể có các orbital khác ngoài orbital s, p.
D. Các lớp electron khác nhau có cùng một số lượng orbital.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке