Châu Kỳ - Con đường xưa em đi - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 037

Описание к видео Châu Kỳ - Con đường xưa em đi - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 037

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC  
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
Trân trọng.

Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 037 – CHÂU KỲ
1- Trở về - Trần Thái Hòa
2- Em sắp về chưa - Hương Lan
3- Tôi viết nhạc buồn - Duy Quang
4- Huế xưa - Thiên Trang
5- Con đường xưa em đi - Như Quỳnh
6- Giữa lòng đất mẹ - CHế Linh
7- Giọt lệ đài trang - Trường Vũ
8- Sao chưa thấy hồi âm - Hoàng Oanh
9- Mùa thu còn đó - Julie Quang
10- Đón xuân này nhớ xuân xưa - Anh Khoa

Châu Kỳ là một nhạc sĩ người Huế nổi tiếng đất Thần Kinh. Những sáng tác của ông không những chỉ phổ biến ở Huế, mà còn được nhiều người ở mọi miền yêu thích.
Năm 1950, ông sáng tác "Trở về", nhạc phẩm này có thể được xem là tiêu biểu và nổi tiếng nhất của ông.
Hoàn cảnh ra đời của "Trở về" khá đặc biệt. Năm 1943, Châu Kỳ trở về nhà thăm gia đình khi ông đang sinh sống ở xa. Năm ấy đất Quảng Điền, Thừa Thiên bị lũ lụt rất lớn. Khắp nơi cảnh vật xơ xác, tiêu điều, và chính mẹ của ông cũng bị cuốn trôi theo cơn lũ. Đau đớn trước nỗi mất mát lớn lao, ông viết "Trở về" với cung điệu buồn thương, tiếc nuối… Nhạc phẩm đã trở nên rất phổ biến qua các làn sóng phát thanh của Sài Gòn và đài Pháp-Á vào thập niên 1950, và được giới yêu nhạc dành cho một cảm tình nồng hậu.
Ngoài bút hiệu Châu Kỳ cũng là tên thật, ông còn có những bút hiệu khác khi sáng tác như Anh Châu, Nguyễn Tiến Thịnh. Ông sinh năm 1923 tại Dưỡng Mong, Thừa Thiên (Huế). Châu Kỳ có một kiến thức về nền cổ nhạc miền Trung, nhờ từ nhỏ sống trong một gia đình mà các anh chị em đều có một số vốn âm nhạc phong phú.
Vốn yêu thích âm nhạc, lại sẵn có năng khiếu ca hát, nghe lời khuyên của chị ông là nữ nghệ sĩ Châu thị Minh, ông bỏ học để bước vào con đường ca hát, khi chị của ông sáng lập đoàn ca kịch Hồng Thu. Từ đó, ông trở thành nghệ sĩ Châu Kỳ, theo đoàn đi trình diễn khắp nơi, kể cả sang tận bên Lào, biểu diễn tại các tỉnh Savannakhet, Thakhet và thủ đô Vientiane…
Mặc dù ông được rất nhiều thiếu nữ mến mộ ở khắp nơi, và để lại bao thổn thức trong lòng các cô gái, trên con đường lưu diễn từ Việt Bắc, Hà Nội, đến miền Trung nước Việt, nhưng cuối cùng mối tình đầu của Châu Kỳ dành cho một cô gái ở Nha Trang. Cô là một nữ sinh rất đẹp, lại là dòng dõi con nhà quyền quý, trâm anh thế phiệt. Với các bậc cha mẹ ngày đó, chàng trai nghệ sĩ sống đời lang bạt, rày đây mai đó không thể nào được chấp nhận. Thế nên cha mẹ cô Đoàn thị Sum bắt cô phải chọn hoặc bên tình hoặc bên hiếu, họ không bao giờ cho cô kết hôn với một lãng tử không môn đăng hộ đối như Châu Kỳ.
Tuyệt vọng trước sự cương quyết của song thân, ngày 10 tháng 12 năm 1942, cô Sum đã uống thuốc độc tự tử.
Nghe tin cô qua đời, nhạc sĩ Châu Kỳ khi ấy đang lưu diễn tại Phan Rang cũng định mượn giòng nước để trầm mình chết cùng người yêu. Nhưng người chị của ông hết lòng can ngăn  khuyên bảo vì ông là con trai trưởng, có trách nhiệm phải lo phụng dưỡng cha mẹ sau này. 
Cuối cùng ông cũng từ bỏ ý định tự tử, nhưng nỗi đau đớn này đã ảnh hưởng đến một số sáng tác của ông về sau như "Tôi viết nhạc buồn", "Xin làm người tình cô đơn", "Khúc ly ca"…
Sau khi người yêu qua đời, Châu Kỳ rời đoàn ca kịch, trở về Huế để lại gặp thêm một tin thê thảm khác, là mẹ của ông cũng mất trong cơn lũ lụt.
Năm 1947, Châu Kỳ vào Sài Gòn, và hợp tác với đài  phát thanh Pháp - Á trong ban "Thần Kinh Nhạc Đoàn" của ca nhạc sĩ Mạnh Phát.
Trong thời gian này, một mối tình cảm đậm đà giữa Châu Kỳ và Mộc Lan đã phát sinh. Châu Kỳ là một nhạc sĩ tài hoa còn Mộc Lan là một ca sĩ đoan trang, thùy mị với giọng hát truyền cảm thiên phú… Họ đã là một đôi trai tài, gái sắc, tâm ý tương đồng gặp nhau trên con đường phụng sự nghệ thuật.
Chẳng bao lâu sau đó, Châu Kỳ và Mộc Lan kết duyên vợ chồng và cùng trở về Huế làm việc ở đài phát thanh Huế. Nhưng thật đáng buồn vì Mộc Lan chia tay Châu Kỳ sau ba năm chung sống ngắn ngủi.
Năm 1953, Châu Kỳ trở vào Sài Gòn với cõi lòng tan nát. Tài sản còn lại của ông là chiếc đàn Tây Ban Cầm cũ kỹ, và chiếc Vespa xập xệ để dùng làm chân đi đây đi đó. 
Thời gian này Châu Kỳ trải qua giai đoạn khủng hoảng nặng nề với bao nỗi buồn chất chứa, nên những sáng tác của ông mang nặng âm hưởng thê thiết, bi ai như "Giữa lòng đất mẹ", "Tôi chưa có mùa xuân", "Sao chưa thấy hồi âm", "Hồi âm", "Cánh nhạn hồi âm", "Con đường xưa em đi", "Đừng nói xa nhau", "Đón Xuân này nhớ Xuân xưa", "Vào mộng cùng em", "Em sắp về chưa"…
Năm 2008, nhạc sĩ Châu Kỳ qua đời tại Thủ Đức sau 2 tháng liệt giường. Từ những ngày còn thanh xuân, bôn ba lưu diễn khắp nơi, cho đến những ngày miệt mài tìm cho mình một niềm hạnh phúc đích thực… Cuối cùng, Châu Kỳ cũng đã được trở về giữa lòng đất mẹ, để an nghỉ đời đời tại đồi Nam Giao xứ Huế.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке