5 yếu tố kỹ thuật để chụp ảnh đẹp hơn (P.1)

Описание к видео 5 yếu tố kỹ thuật để chụp ảnh đẹp hơn (P.1)

Một bức ảnh tuyệt vời có thể có những giá trị khó có thể đong đếm được như nó có thể kể một câu chuyện đằng sau bức ảnh, hoặc giá trị về cảm xúc của người xem bức ảnh mà nó muốn truyền tải. Đó là những khoảnh khắc cần phải đúng thời gian và đúng địa điểm. Nhưng sự hoàn hảo về mặt kỹ thuật trong một bức ảnh thì lại hoàn toàn có thể đong đếm được và đó cũng chính là nội dung mà video ngày hôm nay tôi muốn nói đến.

1 - ĐÚNG NÉT
Đúng nét có thể được định nghĩa khác nhau đối với từng chủ đề nhiếp ảnh hoặc từng tấm ảnh cụ thể. Đối với ảnh phong cảnh có thể nét cả chủ thể cùng tiền cảnh và hậu cảnh, còn đúng nét ở ảnh chân dung có thể chỉ nét chủ thể với tiền cảnh và hậu cảnh đều mờ.
Để chụp đúng nét cần có 3 yếu tố là điểm lấy nét đúng với khẩu độ và tốc độ chụp phù hợp. Trong ảnh chân dung, điểm lấy nét đúng phải là mắt hoặc khuôn mặt chủ thể nên các máy ảnh hiện nay đều có chức năng nhận diện khuôn mặt và cụ thể hơn là nhận diện mắt phải hoặc mắt trái theo tùy chọn.
Đối với ảnh phong cảnh thì có hơn 1 cách để đúng nét vào chủ thể gồm điểm lấy nét vào chính chủ thể hoặc điểm lấy nét có thể không đúng vào chủ thể chính nhưng có thể tính toán độ sâu trường ảnh phù hợp để độ nét của chủ thể vẫn được đảm bảo như trong kỹ thuật căn siêu nét (Hyperfocal focusing).
Để có độ nét tối ưu nhất, người ta hay lựa chọn dải khẩu độ nét nhất nằm trong dải điểm ngọt (Sweet spot). Thông thường trên các ống kính, điểm ngọt sẽ được xác định nằm ở khoảng giữa dải khẩu độ của ống kính và cách khẩu độ mở tối đa khoảng 2 stops. Ví dụ ống kính có khẩu độ từ f/2.8 – f/22 thì điểm ngọt sẽ nằm trong khoảng từ f/5.6 – f/11.
Độ nét liên quan cực kỳ mật thiết tới tốc độ màn trập cùng khả năng cầm máy ổn định của từng người chụp cụ thể.
Đối với chủ thể động thì tùy vào tốc độ di chuyển của chủ thể và kinh nghiệm chụp của từng người mà quyết định tốc độ màn trập phù hợp.

2 - ĐÚNG SÁNG
Chụp đúng sáng tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế không hẳn như vậy. Theo tôi chụp đúng sáng cần phải cân đối để tối ưu được giữa dải tương phản động (Dynamic range) của cảm biến máy ảnh thường bị hẹp hơn và dải tương phản động của cảnh thường rộng hơn, khi chụp ảnh ngược sáng, để giữ được nhiều chi tiết nhất có thể khi hậu kỳ trên các file RAW.
Trên các máy ảnh không gương lật hiện nay, ống ngắm điện tử hoặc màn hình LCD cho bạn hình ảnh đúng như thực tế khi bạn chụp. Do đó, chúng ta cài đặt chế độ đo sáng gì cũng được, miễn là bạn đánh giá được biểu đồ histogram hoặc quan sát và nhận định được vùng sáng và vùng tối hiển thị trên khung hình điện tử này để điều chính mức độ phơi sáng cho phù hợp.
Nếu chúng ta muốn giữ được các chi tiết ở vùng sáng, thường là bầu trời hoặc mặt trời, chúng ta cần biết máy ảnh của mình có thể giữ được chi tiết khi thừa sáng bao nhiêu stop. Như trên hầu hết các máy ảnh Fujifilm x series có thể cứu thừa sáng chỉ trong phạm vi 2/3 stop thì chúng ta sẽ cần giảm sáng để vùng highligh chỉ thừa đúng 2/3 stop mà thôi.
Tương tự nếu chúng ta ưu tiên giữ các chi tiết tốt ở vùng tối shadow hoặc vùng màu đen black, chúng ta sẽ tăng sáng phù hợp để các vùng này lờ mờ thể hiện trên màn hình và chấp nhận mất các chi tiết ở các vùng sáng highligh và vùng màu trắng white.
Nếu chúng ta muốn giữ chi tiết cho toàn bộ bức ảnh với các chủ thể tĩnh, chúng ta có thể chụp ở chế độ HDR (High dynamic range) hoặc Exposure Bracketing bằng cách chụp nhiều hơn 1 tấm với mức phơi sáng khác nhau và sẽ được ghép lại bằng phần mềm biên tập ảnh để mở rộng dải tương phản động của máy ảnh.
Nếu chúng ta muốn giữ chi tiết cho ảnh chân dung ngược sáng thì chúng ta sẽ tách riêng thành 2 phần. Phần hậu cảnh ngược sáng sẽ điều chỉnh giảm độ phơi sáng của máy ảnh sao cho chúng ta lấy được hết chi tiết của vùng sáng. Khi chỉnh như vậy thì chắc chắn chủ thể (hoặc người mẫu) sẽ tối thui. Do đó riêng phần người mẫu sẽ được bù sáng bằng cách sử dụng thêm đèn chớp speedlight riêng và điều chỉnh cường độ cũng như độ mềm của ánh sáng đèn phù hợp.

3 - GÓC NHÌN (ANGLE)
Góc nhìn (ngang, cao hoặc thấp so với chủ thể) nhiều khi quyết định tấm ảnh có đẹp hay không. Thông thường và phổ biến nhất là các góc nhìn ngang tầm với mắt người giống như chúng ta quan sát các sự vật hiện tượng bình thường hoặc đứng chụp ảnh khi ngắm qua view finder. Những góc nhìn thấp (từ thấp lên cao) sẽ cho chúng ta cảm giác chúng ta bé nhỏ đối với chủ thể được tôn vinh và cao quí hơn. Ngược lại, những góc nhìn cao (từ cao xuống thấp) sẽ cho chúng ta cảm giác về chủ thể nhỏ bé hơn so với không gian xung quanh nó. Do đó, để có góc nhìn phù hợp nhất với chủ thể cần chụp, chúng ta nên quan sát kỹ càng và có thể chụp thử các góc nhìn khác nhau.

0:00 Đặt vấn đề
1:20 Giới thiệu kênh
1:37 Đúng nét
4:19 Đúng sáng
7:00 Góc nhìn

#photography #fujifilm #technical #technicalanalysis

Комментарии

Информация по комментариям в разработке