Tư duy nhiếp ảnh - giai đoạn chụp ảnh

Описание к видео Tư duy nhiếp ảnh - giai đoạn chụp ảnh

KHẢ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN
Đứng trước 1 chủ thể hoặc 1 cảnh cần chụp, chúng ta sẽ quyết định tương đối góc chụp như thế nào để biết sử dụng ống kính có tiêu cự/dải tiêu cự nào phù hợp.
Sử dụng tiêu cự phù hợp cũng làm một vấn đề quan trọng khi hiệu ứng tiêu cự quyết định tới sự kịch tính và tạo cảm xúc khác nhau cho bức ảnh. Những tiêu cự siêu rộng có xu hướng đẩy ra xa những chủ thể ở giữa ảnh và tạo ra khoảng cách rất xa giữa các chủ thể trong ảnh thì ngược lại những tiêu cự siêu tele cho độ phóng đại chủ thể lớn và nén khoảng cách các chủ thể trong ảnh gần nhau hơn. Những tiêu cự siêu rộng có thể gây méo mó những chủ thể trong ảnh nên chỉ thường được sử dụng trong chủ đề phong cảnh khi sông núi hoặc cây cối khi bị méo rất khó để nhận biết và rất hiếm khi sử dụng đối với chủ đề chân dung.
Độ sâu trường ảnh mong muốn ra sao cũng sẽ quyết định việc sử dụng ống kính tiêu cự/dải tiêu cự nào và nên sử dụng ống Prime hay ống Zoom.
Đối với các chủ thể chuyển động, nếu muốn đóng băng chủ thể, chúng ta cần phải ra quyết định tốc độ màn trập đủ nhanh - phụ thuộc không những vào tốc độ chuyển động của chủ thể, mà còn phụ thuộc vào tiêu cự của ống kính. Những ống kính góc rộng có xu hướng giảm mức độ dao động của chủ thể sẽ cần tốc độ chậm hơn so với những ống kính góc tele có xu hướng phóng đại mức độ dao động của chủ thể sẽ cần tốc độ cao hơn.
Nếu muốn tạo những hiệu ứng hòa trộn chuyển động để tạo ra sự mềm mại hoặc phẳng đối với những chuyển động của thác nước hoặc mặt nước, chúng ta cũng cần ra những quyết định tốc độ màn trập đủ chậm.

SỬ DỤNG TỐI ƯU THIẾT BỊ & PHỤ KIỆN
Máy ảnh là một thiết bị phần cứng chỉ hoạt động được khi được điều khiển bởi một phần mềm chạy bên trong là Firmware và phần mềm đó được lập trình trên các nguyên tắc của nhiếp ảnh. Hiểu rõ tính năng và cách thức hoạt động của máy ảnh sẽ giúp chúng ta tối ưu được thời gian cài đặt các thông số và chế độ chụp để bắt được những khoảnh khắc đẹp nhất của bối cảnh và tập trung hơn vào vị trí máy, góc máy để bố cục khung hình.
Trong tam giác phơi sáng của nhiếp ảnh gồm khẩu độ, tốc độ và ISO thì yếu tố ISO không thực sự phơi sáng tức là không thu được ánh sáng từ môi trường nên nguyên tắc của máy ảnh sẽ sử dụng ISO như là một phương án cuối cùng nếu không còn phương án nào khác.
Trong những bối cảnh có dải tương phản động lớn hơn nhiều dải tương phản động của máy ảnh, chúng ta cần sử dụng chế độ chụp bù trừ sáng (BKT hoặc HDR) để mở rộng dải tương phản động của ảnh bằng cách chụp nhiều hơn 1 tấm với mức chênh sáng khác nhau rồi ghép lại trong các phần mềm biên tập ảnh. Có thể sử dụng phương án giảm dải tương phản động của cảnh bằng cách sử dụng filter GND để che chắn bớt lượng ánh sáng thường là vùng trời với một mức độ phù hợp (thường là từ 1-3 stop ánh sáng) và chỉ cần chụp 1 tấm duy nhất.
Đối với những hoạt động có tốc độ nhanh và diễn ra không có qui luật như những hoạt động thể thao hoặc sinh hoạt văn hóa cộng đồng, chúng ta cần sử dụng các chế độ chụp liên tiếp để bắt được những khoảnh khắc đẹp mắt mà gần như không thể lặp lại. Những lúc này, chúng ta sẽ cần một thân máy có khả năng chụp liên tiếp tốc độ cao với bộ nhớ đệm của máy lớn cùng khả năng ghi dữ liệu nhanh vào các loại thẻ nhớ có khả năng ghi dữ liệu tốc độ cao.

HIỆU QUẢ CỦA TƯ DUY TRONG CHỤP ẢNH
Bằng khả năng nhạy bén của tư duy cho giai đoạn chụp ảnh, chúng ta rất nhanh chóng tưởng tượng được tấm ảnh sẽ chụp trông như thế nào và đưa ra các thông số chụp trong chớp mắt; và ngược lại có thể phân tích tấm ảnh đã chụp của người khác để dự đoán các thông số chụp. Gần đây tôi có đi chụp “nhảy lửa của người Pà Thẻn” ở Lâm Bình, Tuyên Quang cùng với một vài học viên của mình và mặc dù tôi chưa chụp hoạt động này lần nào nhưng tôi đã phân tích ảnh của người khác và hướng dẫn cho các học viên cách chụp chính xác tới 100% và họ đã chụp một cách hoàn hảo.
Kỹ năng sử dụng máy và việc hiểu biết về cơ chế hoạt động của chiếc máy ảnh cũng giúp chúng ta có thể chụp ở các chế độ bán tự động cho hầu hết các tình huống và giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian để cài đặt các thông số cho máy và tập trung cho những vấn đề khác quan trọng hơn. Đây chính là cách tư duy tôi thường hướng dẫn cho các học viên của mình để khi họ ở những bối cảnh chụp khác nhau sẽ tự biết điều chỉnh các thông số cho phù hợp nhất với bối cảnh. Ngược lại với cách tư duy này chính là cách học mót hoặc học lỏm từ bạn bè và các đồng nghiệp trong một tình huống cụ thể và khi thay đổi tình huống khác tương tự thì bối rối và không thể áp dụng được.

0:00 Tri kiến & tư duy trong nhiếp ảnh
0:58 Giới thiệu kênh
1:15 Khả năng ra quyết định đúng đắn
5:08 Sử dụng tối ưu thiết bị & phụ kiện
8:44 Hiệu quả của tư duy trong chụp ảnh

#photography #fujifilm #technical #mavic2pro

Комментарии

Информация по комментариям в разработке