Lớp học châm cứu cơ bản và nâng cao qua Zoom liên hệ Ths Bs Vũ Trí Linh 0906799222.
/ trungtamdaotaokynangyhoc
https://dongyvugiaduong.com/tuyen-sin...
Kinh túc quyết âm Can | Học châm cứu online cùng thầy Linh
C. KINH CAN
I. Sinh lý
1. Can chủ sơ tiết:
Khái niệm về sơ tiết: sơ tức là sơ thông, tiết tức là phát tiết và thăng phát. Can chủ sơ tiết là can có tác dụng làm cho khí cơ toàn thân sơ thông, thăng phát một cách điều đạt, như vậy khí cơ toàn thân được thông mà không trệ, được tán mà không uất. Chức năng chủ sơ tiết phản ánh đặc điểm sinh lý chủ thăng, chủ động và chủ tán của can.
Khí cơ là chỉ vận động về thắng giáng xuất nhập của khí.
Điều tiết tinh thần, tình chí: tình chí là tư tưởng, tình cảm, ý chí, lý tưởng. Tình chí bao gồm: hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. Hoạt động tình chí của con người do tâm chí chỉ đạo, nhưng cũng có quan hệ mật thiết đến chức năng chủ sơ tiết của can.
Can chủ mưu lự. Mưu lự chính là mưu kế và tư lự: tức là can giúp cho tâm tiến hành các hoạt động tinh thần về tư duy và tình cảm. Hoạt động tình chí bình thường lại dựa vào sự thông thoát của khí cơ.
Ví dụ: Can khí thăng phát bất túc, sơ tiết bất cập, khí cơ không thông gây uất ức, buồn bã, hay cảm đông; can khí thăng phát hoặc sơ tiết thái quá sẽ gây nên bệnh: bứt rứt, dễ cáu, mặt đỏ, mắt đỏ, đầu căng đau.
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa hấp thu:
Phối hợp khí cơ tỳ vị thăng giáng.
Khả năng bài tiết dịch mật.
Duy trì vận hành khí huyết.
Điều tiết trao đổi thủy dịch.
Điều tiết chức năng sinh dục: can sơ tiết điều đạt thì điều tiết được 2 mạch xung- nhâm và tinh thất làm hoạt động sinh dục của cơ thể bình thường.
+
2. Can tàng huyết:
Chức năng tàng huyết của can có tác dụng tàng trữ huyết dịch, điều tiết lượng huyết và phòng ngừa xuất huyết:
Đối với bản thân tạng can: để nhu dưỡng cho bản thân tạng can, chế ước dương khí của can đề phong quá cang thịnh- bình hằng.
Đối với toàn thân: phòng ngừa và cầm xuất huyết, vừa để điều tiết lượng huyết.
Điều tiết lượng huyết.
Hoạt động sinh dục của phự nữ nhất thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai.
Chức năng tàng huyết thất thường dẫn đến can huyết bất túc hoặc xuất huyết.
3. Can thích điều đạt mà sợ uất ức:
Điều đạt chỉ sự thống thoáng, thoải mái. Điều đạt là bản tính của mộc, thuộc phong mộc trong tự nhiên. Xu thế sinh trưởng của mộc là thích thoải mái, thông thoát; không ưa đè nén, không ưu uất trệ, phát triển tự do. Can thuộc mộc tính thích điều đạt mà sợ uất ức.
Uất ức chỉ sự ức chế, ngăn cản, uất trệ.
Can là tạng thuộc phong mộc; khí của can là thăng phát, thích điều đạt mà sợ uất ức. Can khí nên giữ được đặc tính nhu hòa thông thoát, thăng phát điều đạt thì mới duy trì được chức năng sinh lý bình thường.
Can thuộc hành mộc, khí của can liên quan đến mùa Xuân, lấy tính thăng phát của Xuân mộc mà quy loại vào can Can chủ thăng phát.
4. Can là tạng cương:
Cương ý là cương cường, nóng nảy. Can vốn có tính cương cường, khí của can chủ thăng, chủ động dễ cang thịnh, hoành nghịch gọi là “ tướng quân chi quan”.
Can chủ tàng huyết, huyết thuộc phần âm, thể của can thuộc âm nhu. Can chủ sơ tiết, chủ thăng, chủ động, dụng của can thuộc về dương cương. Cương với nhu phối hợp hài hòa thì can bình thường.
5. Can thể âm mà dụng dương:
Thể là chỉ bản thể của can, dụng là chỉ đặc tính của can. Can là cương tạng, lấy huyết là thể, lấy khí làm dụng.
Can là tạng tàng huyết, huyết thuộc âm nên thể của can là âm.
Can chủ sơ tiết, tính thích điều đạt, chứa tướng hỏa, chủ thăng, chủ động, nên dụng can thuộc dương.
6. Can khí liên quan tới khí mùa xuân:
7. Can vinh nhuận ra móng tay móng chân( kỳ hoa tại trảo):
Móng tay móng chân và cân đều cùng nguồn nuôi dưỡng nên gọi móng tay và chân là phần dư của cân.
8. Can khai khiếu ra mắt:
9. Can quan hệ với tình chí là nộ:
10. Dịch của can là nước mắt:
II. Đường đi
Bắt đầu từ chòm lông góc ngoài móng chân cái, dọc theo mu chân lên trước mắt cá trong 1 thốn.
Lên cẳng chân giao với kinh Tỳ rồi bắt chéo ra sau kinh này ở trên mắt cá trong 8 thốn.
Lên bờ trong khoeo chân dọc mặt trong đùi
Vào lông mu vòng quanh bộ phận sinh dục ngoài lên bụng dưới đi song song với đường kinh vị thuộc về Can liên lạc với Đởm
Xuyên qua cơ hoành lên phân bố ở cạnh sườn
Đi dọc sau khí quản, thanh quản rồi lên vòm họng
Lên nối với tổ chức mạch quanh mắt, ra trán rồi hội với mạch đốc ở bách hội.
Phân nhánh: từ tổ chức mạch quanh mắt xuống má vòng vào trong môi. Từ Can qua cơ hoành vào Phế để nối với kinh Thái Âm Phế.
III. Bệnh lý
1. Bệnh chính kinh:
Vùng hông sườn căng tức.
Bụng dưới, bài tiết sinh dục.
2. Bệnh ngoài kinh:
Đau đầu, chóng mặt ù tai, thị lực kém.
Phát sốt.
Chân tay co rút.
3. Bệnh nội tạng:
Đau nhức hoặc căng tức vùng hông sườn.
Đè cứng căng tức bụng giữa, đau bụng, nôn mửa hoặc vàng da.
Mai hạch khí, đại tiện phân sống, thoát vị.
Đái dầm, bí đái, tiểu vàng.
#học #châm #cứu #online
Информация по комментариям в разработке