#ky_nang_ban_hang #sales_skills #sales_technique
#tu_van_ban_hang #ky_nang_ban_hang #sales_skills #sales_technique #selling_skills
Trong cửa hàng thời trang cao cấp XYZ, 2 người Khách đang xem 1 chiếc váy. 1 trong 2 người thích chiếc váy đó, nhưng người đi cùng lại nói: “Tôi thấy cũng bình thường, hay chúng ta qua chỗ khác xem.” Nếu là người bán hàng trong tình huống này, bạn giải quyết thế nào?.
khi nghe như vậy, liền đáp lời như sau đây, theo bạn, đúng hay sai?.
1. Không, tôi nghĩ nó rất đẹp mà.
2. Đây là mẫu chủ đạo trong mùa này của bên em đấy.
3. Mẫu này rất độc đáo, sao lại không đẹp được chứ?
4. Người khác nói gì kệ họ, quý khách thấy đẹp là được ạ.
Nào, chúng ta cùng Phân tích vấn đề nhé.
Với 4 câu đáp lời vừa rồi, toàn là các loại câu, thuộc vào dạng ứng đối gây hiềm khích, thiếu tính thuyết phục, hơn nữa, còn dễ tạo nên thế đối đầu, giữa người bán hàng với người bạn đi cùng khách, khiến không khí mua bán trở nên căng thẳng. Trên thực tế, khách hàng sẽ luôn đứng về phía bạn mình, vì họ không muốn làm bạn mình bị mất mặt, chính vì thế, những câu trên sẽ làm cho quá trình mua bán đi vào ngõ cụt, đúng không nào.
Vậy, ta nên sử dụng Chiến lược bán hàng nào đây?.
Thông thường, với Sự xuất hiện của càng nhiều người đi cùng, sẽ khiến quá trình mua bán, càng diễn ra khó khăn hơn. Chúng ta thường gặp tình huống, khách hàng đã rất ưng một món đồ nào đó rồi, nhưng chỉ vì một lời nói của người đi cùng, đã có thể dễ dàng làm họ thay đổi ý kiến, điều này khiến cho những người bán hàng vô cùng đau đầu. Thực tế, những người đi cùng này, có thể là kẻ địch, hoặc trở thành trợ thủ đắc lực, cho một cuộc giao dịch thành công, quan trọng là, cách mà người bán hàng, vận dụng nguồn lực này như thế nào. Nếu Thực hiện theo các bước dưới đây, sẽ giúp phát huy được tác dụng tích cực của người đi cùng, đồng thời, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực của họ, lên khách hàng mục tiêu.
Thứ nhất, chúng ta không được phớt lờ người đi cùng. Khách hàng và người đi cùng, thường đứng chung một “chiến tuyến”, chỉ cần người đi cùng có ý không thích món đồ nào đó, thì khách hàng sẽ lập tức hưởng ứng theo, vì vậy, người bán hàng thông minh, bắt buộc phải biết rằng, người đi cùng dù không có quyền quyết định, nhưng, họ có quyền phủ quyết. Vì vậy, phải tiếp đón, cả khách lẫn người đi cùng, nhiệt tình như nhau, tuyệt đối, không được phân biệt đối xử.
Thứ hai, khách hàng và người đi cùng, đều tạo áp lực cho nhau. Ví dụ, người nam đi cùng, chọn đồ cho bạn nữ của mình, nếu khách hàng mặc bộ đồ đó vào, và cảm thấy hài lòng, đồng thời, người bán hàng thấy khách mặc đẹp, thì có thể nói “Bạn trai chị thật tinh ý, bộ này chị mặc lên, trông rất quyến rũ đấy ạ”. Câu nói này có tác dụng đặt áp lực lên khách hàng, bởi họ sẽ không thể nói bộ đồ đó xấu, ít ra cũng không làm bạn mình mất mặt, hơn nữa, bản thân họ cũng rất thích, còn người bạn đi cùng thì chắc chắn rất là hài lòng. Còn Nếu khách hàng tự chọn đồ, sau khi mặc lên, cả khách và người bạn đi cùng đều thấy đẹp, thì bạn có thể nói với người đi cùng rằng: “Bạn gái anh chắc là rất thích bộ này”. Bởi khách hàng của bạn thực sự đã ưng ý. Hơn nữa, nếu người bạn đi cùng, chê mặc bộ đồ xấu, sẽ ngụ ý một cách gián tiếp ám chỉ rằng, người chọn đồ không có mắt thẩm mỹ, sẽ khiến khách hàng bị mất mặt. Đây chính là cách tạo áp lực cho người đi cùng.
Thứ ba, chúng ta hỏi ý kiến người đi cùng, trong việc lựa chọn đồ cho khách. Để tăng hiệu suất thành công của giao dịch, bạn có thể áp dụng cách này, để lôi cuốn, đưa người đi cùng về bên “chiến tuyến” với mình, bằng cách cùng họ chọn đồ cho khách hàng.
Sau đây, xin gợi ý một số mẫu câu, mà người bán hàng nên sử dụng:
1. (nói với khách hàng như sau:) Bạn của anh/chị thật tinh ý và chu đáo. (và nói với người đi cùng như sau:) Anh/chị là bạn của cô ấy chắc hẳn rất hiểu cô ấy, hay anh/chị thử xem giúp, có mẫu nào hợp với cô ấy không ạ?
2. (nói với người đi cùng như sau:) Chị thật tinh ý, lại còn rất chu đáo với bạn nữa, chị xem hộ em có bộ nào hợp với bạn chị, được không ạ?
3. Chị thật có gu thẩm mỹ, mẫu váy dài này, bạn chị mặc lên sẽ rất tôn dáng, lại hợp mốt nữa. Xin lỗi lúc nãy em quên không giới thiệu cho các chị. (Quay sang khách và nói.) Hay chị thử mẫu mà bạn chị gợi ý trước xem sao ạ? (.đề nghị như vậy, mà nếu khách hàng không thử, sẽ làm mất mặt bạn mình, từ đó khéo léo xoay chuyển tình thế, từ đối đầu sang bạn bè).
4. (nói với khách hàng rằng). Bạn chị thật có khiếu thẩm mỹ, lại rất chu đáo, có người bạn như vậy thật thích!.
Các bạn nghĩ sao về cách giải quyết cho tình huống này? . Hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Hẹn gặp các bạn video sau.
Информация по комментариям в разработке