Người Việt có thể có bao nhiêu quốc tịch?

Описание к видео Người Việt có thể có bao nhiêu quốc tịch?

Có một đoạn ngắn đã bị cắt ở 5:50 đoạn đó tôi nói về phim The Terminal kể về anh chàng Viktor từ một nước Đông Âu, khi nhập cảnh xuống Mỹ thì quốc gia của anh ta bị đảo chính. Dẫn đến cuốn hộ chiếu của anh vô giá trị, không được nhập cảnh vào Mỹ mà cũng không được về nước. Anh ta phải sống trong sân bay ở New York mấy tháng trời và phát sinh nhiều câu chuyện dở khóc dở cười. Tôi dẫn phim này để nói nếu anh ta có hai quốc tịch thì đã không có gặp khó khăn và tất nhiên là không có phim để xem rồi. Ở trên thế giới có những quốc gia hoàn toàn chấp nhận việc đa quốc tịch này có thể kể đến như là ARGENTINA, BỈ, ÚC....
____
Cuốn hộ chiếu của Việt Nam, khi ra nước ngoài người ta sẽ dùng căn cứ xác định người mang hộ chiếu này thuộc quốc gia nào cũng như người đó mang quốc tịch nào. Nếu anh mang hai quốc tịch thì được cấp hai cuốn hộ chiếu khác nhau. Mấy ngày nay thì cái vấn đề 1 quốc tịch hay nhiều quốc tịch được quan tâm rất nhiều, mọi người thắc mắc là công dân Việt Nam có quyền có quốc tịch thứ hai hay không? Nếu câu trả lời là có thì tại sao trước cái thông tin Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc có quốc tịch đảo Síp lại tạo nên dư luận lớn như vậy. Nếu câu trả lời là không thì tại sao có một số lượng không nhỏ người Việt lại có hai quốc tịch thậm chí nhiều hơn hai quốc tịch.
Trước tiên là chúng ta nói Người Việt là ai, Như chúng ta biết rằng, người Việt Nam là người có dòng máu Việt Nam, con rồng cháu tiên các kiểu, nhưng người Việt thì không hẳn phải có quốc tịch Việt Nam mà có thể có quốc tịch Mỹ, Úc, Campuchia, Lào, Thái v.v… Chúng ta cũng phân biệt rõ là Người Việt Nam và Công dân Việt Nam là hai cái vấn đề khác nhau. Hiến pháp nước ta quy định Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy hiểu rằng là, phải có quốc tịch VN thì mới là công dân VN. Bất kể một người nào đó có tôn giáo, màu da, sắc tộc bất kỳ, không kể đẹp, xấu, tây, tàu Mã Lai Miến Điện v.v… hễ có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Ví dụ như là đây, chú 2 Hoàng Vũ Samson này đây là công dân Việt Nam vì chú ấy có quốc tịch Việt Nam.
Đất nước Nhật Bản. Để xin được quốc tịch Nhật Bản thì có một số điều kiện như là sống ở Nhật trên 5 năm, có mức thu nhập ổn định hàng tháng khoảng 18 man tức là 180.000 yên nhật. Đặc biệt Nhật Bản quy định chỉ cấp quốc tịch cho người không có quốc tịch hoặc từ bỏ quốc tịch cũ. Nghĩa là thí dụ nếu ông nào người Mỹ chẳng hạn muốn nhập tịch Nhật Bản thì phải bỏ quốc tịch Mỹ rồi mới được nhập tịch Nhật Bản, nước này không công nhận công dân mình có hai quốc tịch. Vì vậy, có nhiều người sống ở Nhật trên 5 năm nhưng họ chỉ xin thẻ lưu trú dài hạn mà không xin quốc tịch. Việc không công nhận nhiều quốc tịch chưa chắc đã dỡ mà cũng chưa chắc đã hay.
Trở lại Việt Nam, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định Nguyên tắc quốc tịch Việt Nam là Nhà nước công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Nếu như vậy thì rõ ràng quá rồi. Chúng ta cứ như Nhật Bản mà làm thôi. Nhưng chưa hết, luật còn nói thêm là “trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Và tôi thấy càng ngày càng có nhiều trường hợp thuộc diện quy định khác này ví dụ như được Chủ tịch nước cho phép; người xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam.
Đặt biệt bây giờ xu thế là không cần anh phải định cư ở nước ngoài nhưng vẫn có quốc tịch nước ngoài như đại biểu Phạm Phú Quốc chúng ta nói đó, chú này làm việc ở Việt Nam nhưng vẫn được đảo Síp cấp quốc tịch. Có nhiều quốc gia trên thế giới như là Sip, Malta hay là An’tigua & bar’buda hay nhiều nước ở Thái Bình Dương rất dễ dàng cấp quốc tịch chỉ cần anh bỏ khoảng tiền gọi là tiền đầu tư, có nhiều người thì đầu tư thiệt nhưng có người thì chỉ cần quăng cọc tiền ra để lấy quốc tịch về. Nhiều nước họ cũng đâu bắt buộc anh phải bỏ quốc tịch Việt Nam để lấy quốc tịch đó đâu. Thành ra nhiều người có hai thậm chí ba bốn quốc tịch cũng bình thường. Luật chúng ta hiện nay đâu có cấm việc công dân đi xin quốc tịch khác.
Ở trên thế giới có những quốc gia hoàn toàn chấp nhận việc đa quốc tịch này có thể kể đến như là ARGENTINA, BỈ, ÚC, NEW ZEALAND, CANADA, SIP, ICELAND, IRELAND, Ý, TBN, BĐN, ANH, PHÁP, MỸ vv Một số nước chỉ công nhận 1 quốc tịch như AFGHANISTAN, EL SALVADOR, TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN, MỘT SỐ NƯỚC ĐNA NHƯ MALAYSIA INDONESIA SINGAPORE HAY THÁI LAN… Một số nước thì không cấm đa quốc tịch nhưng không khuyến khích cũng như áp dụng linh động cái vấn đề này, như Việt Nam chẳng hạn. Đa quốc tịch nó gây rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực tư pháp cũng như các vấn đề xã hội. Nếu chúng ta dành thời gian để nghiên cứu các cái bất tiện pháp lý cũng như những trường hợp khó khăn khi mang nhiều quốc tịch thì nghiên cứu một tuần vẫn chưa xong, nếu mà dễ dàng thì các nhà làm luật đã có tạo ra những văn bản luật không có sơ hở. Tạo sự thuận lợi cho người đa quốc tịch mà cũng phải dễ cho nhà quản lý nữa, nhưng không có dễ dàng.
#phamphuquoc #quoctichvietnam #daquoctich

Комментарии

Информация по комментариям в разработке