Các loại Pin máy trợ thính

Описание к видео Các loại Pin máy trợ thính

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tản mạn về các loại Pin có trên thị trường.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng mua pin và sử dụng Pin. Vậy bạn có để ý rằng có 1 số loại Pin rất rẻ, mà có những viên pin đắt hơn cả chục lần.

Loại Pin rẻ nhất và phổ biến nhất tại Việt Nam đó là Pin Than. Nói đúng hơn là Pin kẽm – carbon. Loại pin này dung lượng thấp và giá thành rẻ nhất

Loại Pin tốt hơn là Pin kiềm (Alkaline): dung lượng Pin cao hơn, hoạt động ổn định hơn. Thường được sử dụng làm Pin máy ảnh, khoá vân tay, máy đo huyết áp…

Pin Lithium: Các công thức chế tạo khác nhau, tạo nên các dạng Pin lithium khác nhau. Chúng ta thường gặp nhất là Pin Lithium LFP ở Pin xe điện và Pin Lithium Ion ở Pin điện thoại. Các loại máy trợ thính Pin sạc cũng sử dụng Pin Lithium Ion

Pin Kẽm Khí: Là loại Pin an toàn và thân thiện với môi trường hơn. Theo lý thuyết Pin kẽm khí có khả năng lưu trữ năng lượng nhiều hơn gấp 5 lần so với Pin Lithium Ion. Do đó nó được sử dụng làm Pin cho nhiều thiết bị y tế. Bao gồm cả máy trợ thính. Tuy nhiên nó có nhược điểm là nhanh chảy nước khi hết Pin và chưa sạc lại được. Có một số nghiên cứu về sạc lại Pin kẽm khí nhưng chưa thành công như việc sạc lại Pin Lithium Ion.

Thế còn Pin đồng hồ đeo tay thì sao?
Thực tế Pin đồng hồ cũng có 5 7 loại khác nhau. Trong đó loại Pin kiềm là rẻ nhất, và thường gặp khi chúng ta thay Pin ở ngoài hàng. Tiếp đó là Pin Oxit Bạc có dung lượng cao hơn. Đắt nhất là loại Pin Lithium có điện áp mạnh, và dung lượng lớn hơn. Pin kẽm khí cũng từng được sử dụng làm Pin đồng hồ nhưng rất ít gặp.

ĐI VÀO NỘI DUNG VỀ PIN MÁY TRỢ THÍNH
Có 2 loại chính là Pin sạc Lithium Ion và Pin Kẽm khí.
Về Pin kẽm khí chúng ta thường thấy có 4 size là Pin 675, Pin 13, Pin 312 và Pin 10.

Trong đó Pin 10 là viên Pin nhỏ nhất. Thường gặp ở máy trợ thính cho người mất thính lực mức độ nhẹ. Còn Pin 675 có kích thước lớn nhất. Dùng cho máy trợ thính hỗ trợ mức độ mất thính lực nặng – tới nặng sâu. Còn có 1 dòng Pin 675 nữa thiết kế riêng cho bộ đeo ngoài của Ốc tai điện tử.

Là Pin dùng cho thiết bị y tế. Nên quy chuẩn của dòng Pin này khá cao. Yêu cầu đáp ứng nghiêm ngặt cả về độ an toàn và độ ổn định. Các yếu tố này quyết định bới thiết kế, nguyên liệu và máy móc tạo nên viên Pin.

Mức năng lượng dự trữ trong mỗi loại Pin gần như là cố định. Kích cỡ Pin lớn hơn sẽ cho dung lượng lớn hơn. Còn thời lượng sử dụng lại căn cứ vào công nghệ của từng máy trợ thính.

Máy sử dụng nhiều tính năng đương nhiên sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Công nghệ tiết kiệm điện tốt sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng hơn. Các thông số này thường được công bố rõ ràng trong data sheet của thiết bị.
Theo thống kê, các loại pin sẽ có thời gian sử dụng trung bình như sau:
Pin 675: thời gian sử dụng từ 4 – 6 tuần.
Pin 13: thời gian sử dụng từ 7 – 15 ngày.
Pin 312: thời gian sử dụng từ 5 – 10 ngày.
Pin 10: thời lượng từ 3 – 5 ngày

Thống kê này căn cứ vào thói quen sử dụng 14 tới 16 tiếng/ ngày. Áp dụng loại Pin chính hãng tới từ Châu Âu hoặc Mỹ như Widex, Power one, Resound ... Ở Việt Nam hiện nay có một số dòng Pin xuất xứ từ Trung Quốc nhái thương hiệu Maxxel, Resound… nên thời lượng và độ ổn định có thể kém hơn.

Lưu ý khi sử dụng Pin kẽm khí:
Lúc gần hết Pin sẽ thiếu ổn định hơn. Máy có hiện tượng chập trờn. Lúc này nên thay thế viên pin mới
Khi hết pin một thời gian, sẽ xuất hiện hiện tượng chảy nước. Làm ôxi hoá từ chân pin, ăn dần vào mạch. Nên cần thay thế hoặc tháo pin ra khi hết pin hoặc không sử dụng trong thời gian dài. Cũng nên vệ sinh khu vực cửa pin thường xuyên.

VỀ PIN SẠC LITHIUM ION
Các dòng máy trợ thính sử dụng Pin sạc chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Và cũng chỉ ứng dụng trên các dòng máy từ trung cấp trở lên. Rất ít dòng máy trợ thính ở Việt Nam dưới 15 tr mà lại sở hữu Pin sạc.
Theo thông tin từ các hãng thì việc thiết kế 1 viên Pin Lithium đủ công suất, dung lượng và đảm bảo an toàn, trong khi kiểu dáng phải thật nhỏ gọn không phải là dễ dàng.

Đừng thấy 1 chiếc tai nghe Bluetooth rẻ tiền đã có Pin sạc mà nghĩ là có thể áp dụng qua máy trợ thính 1 cách dễ dàng.
Tai nghe chỉ có chức năng là thu phát âm thanh. Còn khâu xử lý nằm hết ở thiết bị như điện thoại, máy tính... Trong khi đó máy trợ thính hoạt động thu phát, xử lý âm thanh liên tục, không khác gì một chiếc máy vi tính thu nhỏ. Máy càng hiện đại thì càng xử lý nhiều tín hiệu.

Một chiếc tai nghe true wireless chỉ cần hoạt động liên tục từ 5 – 10h. Trong khi máy trợ thính cần đảm bảo hoạt động ổn định trong ít nhất 16h.

Kết hợp 2 yếu tố trên tạo nên nhiều khó khăn cho việc ra đời 1 chiếc máy trợ thính Pin sạc. Nhưng trong 1 2 năm trở lại đây, các nhà sản xuất đã tìm ra giải pháp, và các máy trợ thính Pin sạc đã ngày một rẻ và phổ biến hơn.

Đó là sự kết hợp giữa việc cải tiến công nghệ Pin. Cải tiến công nghệ tiết kiệm năng lượng. Và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho việc sạc và sử dụng máy.
Một chiếc điện thoại xuất hiện hiện tượng cháy nổ đã không thể chấp nhận. Chứ đừng nói tới thiết bị y tế.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке