LÀNG LÀM BÁNH ĐA ĐỎ HẢI PHÒNG CUNG CẤP CHO CẢ THÀNH PHỐ | CHECK IN HẢI PHÒNG

Описание к видео LÀNG LÀM BÁNH ĐA ĐỎ HẢI PHÒNG CUNG CẤP CHO CẢ THÀNH PHỐ | CHECK IN HẢI PHÒNG

BÍ QUYẾT LÀM BÁNH ĐA CUA HẢI PHÒNG CỦA LÀNG NGHỀ HÀNG KÊNH HẢI PHÒNG | CHECK IN HẢI PHÒNG
Bánh đa đỏ Hải phòng
Loại bánh đa này có màu nâu sậm, sợi bánh mỏng tang, mềm và dai, có vị giòn và đậm. Yêu cầu về chất lượng cơ học của bánh đa đỏ thậm chí còn khắt khe hơn cả bún dù bún được dùng phổ biến hơn nhiều, bởi sợi bánh đa đỏ có chất lượng tốt khi chế biến ngoài việc đảm bảo về mùi vị (mùi thơm của gạo mới, không bị bốc mùi ẩm mốc) còn phải có độ mỏng, mềm dẻo và dai chứ không bị nhũn bở, vón cục (chỗ quá cứng) hay sợi bánh quá dày.

Để làm được loại bánh đa kỳ công này, người dân làng Dư Hàng Kênh, một ngôi làng nhỏ cách trung tâm thành phố không xa đã có nghề làm bánh đa cổ truyền 700 năm, phải dùng thứ gạo được tuyển chọn kỹ lưỡng, phơi già nắng và để qua vụ. Không những thế, người làm bánh phải nắm rõ bí quyết từ khâu ngâm gạo, chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lửa lò lúc tráng bánh… Có như vậy, bánh ra lò mới đủ độ thơm-ngon-giòn-dai. Màu nâu sậm (nâu đỏ) của bánh đa là do được tẩm bằng một loại mật theo bí quyết nhà nghề, hoặc sử dụng bột gấc chín, giản tiện hơn là chút kẹo đường phèn.
Bánh đa đỏ Hải Phòng ngon nhất là loại bánh đa tươi, một nắng, một sương. Nếu làm trong đêm, phơi lên đón sương rồi mới đem phơi nắng. Ngược lại, tráng bánh phơi ban ngày đón nắng thì cuối đêm họ mới thu vào.
Như vậy, muốn có lá bánh đa khi đem chần lên, thả vào bát canh cua mềm miệng nhưng dẻo dai không bị bở bục hay trương nhũn ngoài chuyện gạo ngon, còn phải có bí quyết từ khâu chế nước xay gạo, điều chỉnh lửa lò khi tráng đến cách phơi bánh đượm nắng, ngấm sương tạo thành bánh đa tươi. Còn thứ bánh phơi khô cong vốn chỉ để đóng gói đem đi các miền xa, dù để được hàng tuần nhưng khi ăn đã vợi bớt đi nhiều phần hương vị đồng biển.
Bánh đa đỏ Hải Phòng là một món ăn mang đậm chất vùng miền. Đây là một món ăn vô cùng rẻ mà lại ngon. Nó xuất hiện ở hầu hết các quán bánh đa hay bún nào ở Hải Phòng.
Nguồn gốc bánh đa đỏ Hải Phòng từ đâu? Liệu món bánh đa đỏ có thực sự có nguồn gốc từ Hải Phòng? Có lẽ nơi nắm rõ thông tin này nhất ở Hải Phòng chính là làng Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Nơi đây chính là cái nôi của món bánh đa nhúng tuyệt vời ấy. Nếu các bạn tới chùa Lạng Côn, trong đó có thờ hai vị thành hoàng là Chu Xích Công và Trấn Quốc Thi. Chu Xích Công là một người tài được vua Lê Hoà tiến cứ làm quan. Trong trận chiến Chăm Pa, ông vinh được cùng nhà vua đi đánh giặc.
Chinh chiến lâu dài, việc lưu trữ lương thảo là đặc biệt quan trọng. Nó tác động rất nhiều đến sức lực, sỹ khí của binh lính. Chính vì thế, Chu Xích Công đã nghĩ cách để biến gạo thành một dạng khác mà chỉ cần đổ nước sôi, muối là có thể ăn liền. Hơn nữa, việc bảo quản cũng phải dễ dàng hơn so với bảo quản gạo. Và từ đó, bánh đa được ra đời và phổ biến rộng rãi trong quân trường. Giặc tan, ông về làng và truyền lại cho nhân dân bí kíp làm bánh đa. Vì thế, khi ông mất, dân làng đã lập miếu thờ và tôn ông làm thành hoàng làng.
Vào thế kỷ 13, thời nhà Trần có một vị quan là Trần Quốc Thi. Ông đã giúp đỡ dân làng rất nhiều trong công cuộc phát triển nền nông nghiệp. Và món bánh đa lúc này cũng được ông thừa kế, phát huy nên việc chế biến cũng đơn giản và ăn ngon hơn.
Đời này qua đời khách, người dân Hải Phòng truyền nhau bí quyết làm bánh đa cùng những cải tiến mới. Đến thời nay, để ăn ngon hơn, người ta đổ nước dùng được chế biến cầu kỳ hơn để thưởng thức. Người dân Hải Phòng hay ăn bánh đa cùng rau sống, tương ớt… Bánh đa đỏ Hải Phòng tại sao có màu đỏ? Các bạn hãy xem Thành phần bánh đa đỏ Hải Phòng là biết liền!
Thành phần bánh đa đỏ Hải Phòng chủ yếu là gạo trắng, đường phèn, bột gấc. So với thủa ban đầu, bánh đa đỏ đã được cải biên đi rất nhiều. Việc làm cho sợi bánh đa màu đỏ với mục đích tạo hương vị và làm cho bát bánh đa trở nên bắt mắt hơn. Và khi đó, bạn sẽ thấy thú vị hơn khi thưởng thức.
Cách làm bánh đa đỏ Hải Phòng cũng mất khả nhiều công đoạn.
 Bước 1: Chọn gạo tẻ ngon rồi đem phơi thật già dưới ánh nắng mặt trời.
 Bước 2: Đem gạo đã phơi đi ngâm nước nhiều giờ
 Bước 3: Xay nhuyễn gạo đã ngâm nước
 Bước 4: Đổ thêm nước, đường phèn, bột gấc để tạo màu đỏ
 Bước 5: Dàn mỏng dung dịch, tráng chín, cắt sợi rồi phơi lên phên làm bằng tre.
 Bước 6: Phơi dưới nắng trực tiếp và phơi sương.
Để sợi bánh được dẻo, không bị nhão, bánh đa đỏ Hải Phòng cần được phơi cả nắng và sương. Người ta quen miệng gọi là bánh đa đỏ nhưng trên thực tế, màu của bánh đa đỏ Hải Phòng lại là màu nâu sậm. Độ đậm nhạt của màu sắc tuỳ thuộc vào lượng bột gấc pha chế.

---
Đừng quên ấn Đăng Ký kênh CHECK IN HẢI PHÒNG để ủng hộ anh em chúng tôi nhé.
Liên hệ Check in Hải Phòng:
Fanpage:
  / haiphongprojectnews  
https://haiphongproject.vn
Điện thoại: 0962428055

Комментарии

Информация по комментариям в разработке