MỘT TRUYỆN TÌNH 15 NĂM VỀ TRƯỚC. Tập 01. TG: NV. Lưu Thị Hạnh (TS. Hồ Dzếnh). N. đọc: Thái Hoàng Phi

Описание к видео MỘT TRUYỆN TÌNH 15 NĂM VỀ TRƯỚC. Tập 01. TG: NV. Lưu Thị Hạnh (TS. Hồ Dzếnh). N. đọc: Thái Hoàng Phi

#TủSáchTinhHoa #TTSTHcuathaihoangphi #luuthihanh #hodzenh
@TSTH giới thiệu:
Tiểu thuyết: "MỘT TRUYỆN TÌNH 15 NĂM VỀ TRƯỚC". Tập 01
(Phát hành tại Hà Nội, 1944)
TG: NV. Lưu Thị Hạnh (Thi sĩ Hồ Dzếnh)
Người đọc: Thái Hoàng Phi

Tiểu sử:
Nhà văn Lưu Thị Hạnh hay thi sĩ Hồ Dzếnh, tên thật là Hà Triệu Anh, sinh năm 1916 tại tỉnh Thanh Hóa, Bắc Việt. Cha ông là người Hoa, từ Quảng Đông di cư sang Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX. Mẹ ông là một phụ nữ Việt Nam tần tảo cả đời với chồng con.
Thuở nhỏ, Hồ Dzếnh sống với gia đình ở quê, rồi lên Hà Nội theo học bậc Trung học, vừa học vừa kiếm sống bằng nghề gia sư và làm công ở các hiệu buôn người Hoa. Ông làm thơ, viết báo rất sớm, từ năm 15 tuổi, thường lấy bút danh Lưu Thị Hạnh. Năm 1937, thơ và truyện ngắn của Hồ Dzếnh đã đăng trên các báo lớn thời bấy giờ như "Trung Bắc Chủ nhật", "Tiểu thuyết thứ Bảy"..., khiến ông trở thành một cây bút tiền chiến nổi tiếng.
Tuy nhiên, biến cố 1945 đã khiến sự nghiệp văn chương của Hồ Dzếnh bị đứt đoạn. Năm 1946, ông tản cư từ Phát Diệm về Thanh Hóa, cưới vợ (bà Huyền Nhân), rồi dắt díu nhau lên khai phá miền sơn cước, vẫn sống không nổi, lại kéo nhau về đồng bằng. Tại đây, năm 1949, ông có đứa con thứ hai và tiếp tục sinh sống trong cảnh bần hàn cho đến năm 1953. Khi đó, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, vợ mất, con nhỏ, ông về lại Hà Nội và sau đó làm phóng viên báo "Thần Chung" ở Sài Gòn trong hai năm 1953-1954. Rồi ông tục huyền với bà Hồng Nhật và trở lại Hà Nội viết báo, làm thơ trước biến cố 1954, khi đất nước phân ly, gia đình ly tán.
Rất nhiều năm, ông phải "tự nguyện" "xâm nhập thực tế", làm thợ đúc thép và làm việc lặng lẽ tại nhà máy xe lửa Gia Lâm, khiến không mấy ai còn biết, người thợ ấy chính là tác giả những cuốn "Chân trời cũ" và "Quê ngoại", lừng danh đầu thập niên 40, của những vần thơ đằm thắm về tình yêu, tình mẫu tử và về người con gái Việt Nam nơi quê ngoại của ông.
Từ năm 1955 trở đi, các tác phẩm của ông không hề được in ấn và xuất bản ở miền Bắc, và phải đợi hơn 30 năm, ít năm trước ngày qua đời, nhiều thế hệ thanh niên miền Bắc trưởng thành sau 1945 mới được biết lại tên tuổi Hồ Dzếnh, qua một tuyển tập văn chương của ông, in năm 1988. Ở miền Nam, thời gian mấy chục năm đất nước bị chia cắt, tên tuổi Hồ Dzếnh vẫn sống trong lòng một số bậc cao niên, ưa thích dòng thơ văn tiền chiến. Đặc biệt, đầu năm 1973, một giai phẩm mang tên "Hồ Dzếnh trong dòng thơ tiền chiến" đã được tạp chí "Văn" ấn hành. Hai năm sau khi mất, năm 1993, phần di cảo của Hồ Dzếnh được chào đời tại hải ngoại do sự cố gắng của những người thân: tập thơ "Quê ngoại II" (hay "Tiếng hát thiên nga") và hồi ký "Quyển truyện không tên". Đặc biệt, "Quyển truyện không tên", những dòng hồi tưởng mà thi sĩ chỉ nhằm "để lại cho con", chứ không nhằm đăng tải, nói về 4 năm bi thảm nhất của ông với người vợ thứ nhất, bà Huyền Nhân, trong đó hàm chứa nhiều chi tiết "nói thẳng, nói thật", là một tư liệu quý cho đời sau khi muốn tìm hiểu về Hồ Dzếnh và thời đại ông sống.
***
"Lời giới thiệu" Tuyển tập Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc, Nhà xuất bản Văn Học 1988, nhận định: "Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiều, lại không tập trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lắng, ông luôn luôn khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề viết. Tuy nhiên, với hai tập văn thơ Chân trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzếnh được biết đến như một nhà thơ có chân tài. "
Nhà thơ Hoài Anh viết về Hồ Dzếnh: "Phần đóng góp quan trọng nhất cho văn học Việt Nam của anh lại là tập Chân trời cũ, thể hiện nếp sinh hoạt, tính cách, tình cảm, tâm lý của bà con gốc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hồ Dzếnh chỉ kể chuyện về người cha mình, các anh, chị, em mình, con ngựa của cha mình... mà làm cho người đọc Việt Nam rung động tận đáy lòng." (Chân dung văn học, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2001)
Nhà văn, giáo sư Đặng Thai Mai đánh giá tập truyện Cô gái Bình Xuyên (Nhà xuất bản Tiếng Phương Đông, 1946) viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của người dân Nam bộ thời 1945-1946 như là một trong những tín hiệu đầu tiên của văn học kháng chiến.
Tác phẩm
• Dĩ vãng (truyện vừa, 1940)
• Quê ngoại (tập thơ, 1942)
• Những Vành Khăn Trắng (truyện dài, ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, 1942)
• Tiếng kêu trong máu (truyện dài, 1942)
• Một chuyện tình 15 năm về trước (ký bút hiệu Lưu thị Hạnh, 1943)
• Chân trời cũ (tập truyện ngắn, 1943)
• Hoa Xuân Đất Việt (tập thơ,1946)
• Cô gái Bình Xuyên (truyện vừa, 1946)
• Cuốn sách không tên (tiểu thuyết tự truyện, xuất bản sau khi mất)
Ngoài ra, ông còn cho đăng nhiều thơ, truyện ngắn trên các báo và còn mấy vở kịch đã công diễn, nhưng chưa xuất bản.
Đặc biệt, bài thơ Chiều của ông đã được nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ nhạc và cũng khá nổi tiếng. Bài thơ Ngập ngừng cũng được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Anh Bằng (Anh cứ hẹn), Hoàng Thanh Tâm (Em cứ hẹn), Minh Duy (Ngập ngừng)...

Комментарии

Информация по комментариям в разработке