Hướng Dẫn Cách Sơ Cứu Khi Bị Rắn Cắn
0:00 Giới thiệu
0:15 Nhận biết rắn độc và không độc
0:52 Triệu chứng khi bị rắn cắn
1:14 Sơ cứu khi bị rắn cắn
2:11 Thảo dược hỗ trợ điều trị rắn cắn
2:49 Tổng kết
Theo ghi nhận tại các bệnh viện, số bệnh nhân bị rắn cắn ngày càng gia tăng. Nếu sơ cứu không kịp thời và không đúng cách, nạn nhân có thể dẫn đến nguy cơ bị hoại tử tay chân, nhiễm trùng máu, nguy hiểm hơn có thể tử vong.
Theo dõi cách sơ cứu khi bị rắn cắn sau đây để tham khảo nhé!
1. Nhận Biết Rắn Độc Và Không Độc
Trên thế giới có khoảng 15% rắn có độc, đa số còn lại không gây nguy hiểm cho con người. Để có thể phân biệt được rắn độc và rắn không độc dựa vào các đặc điểm bên ngoài.
Rắn có độc: là loại rắn nguy hiểm. Sau vài giờ hoặc ngay lập tức nạn nhân bị cắn thường có phản ứng. Và có biểu hiện mắt mờ dần, miệng bị cứng lại, nôn ra máu, ứ đọng đờm nhớt. Tại vết thương sẽ có 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và các vết răng nhỏ.
Rắn không độc: thường không gây ra phản ứng cho nạn nhân. Tại vết thương sẽ có 2 hàm răng với những chấm nhỏ có hình vòng cung, không có dấu răng nanh.
2. Triệu Chứng Khi Bị Rắn Cắn
Sau khi bị rắn không độc cắn, cảm giác không đau và trầy xước tại chỗ cắn. Còn sau khi bị rắn độc tấn công thì nạn nhân sẽ có các biểu hiện như:
• Tại vết thương gây đau.
• Tại vết cắn bị sưng, bầm tím và tấy đỏ.
• Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa.
• Tiêu chảy.
• Cảm thấy khó thở, thở khò khè.
• Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
• Nhịp tim không đều.
3. Cách Sơ Cứu Khi Bị Rắn Cắn Nên Làm
Sơ cứu nạn nhân trước khi đưa đến bệnh viện, bạn có tham khảo các cách sau:
• Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn, kích thước, màu sắc, hình dạng đầu, cách thức rắn tấn công. Nếu có thể nên chụp hình ảnh rắn lại hoặc mang rắn chết đến cơ sở y tế.
• Điều chỉnh vết cắn nằm thấp hơn mức tim kể cả khi đưa đến bệnh viện.
• Giữ bình tĩnh và hạn chế cử động, để làm chậm sự lây lan của nọc độc thì tốt nhất bất động vị trí bị cắn .
• Băng ép với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, rắn cạp nia, rắn biển, rắn hổ mang chúa và một số rắn hổ mang thường). Dùng các băng chun giãn, khăn hoặc vải, quần áo băng lại và không được băng chặt quá mức. Dùng nẹp để nẹp lại chi bị cắn, nẹp có tác dụng làm chậm sự di chuyển của nọc rắn.
• Trong trường hợp bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo.
• Đặc biệt, bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn (kể cả rắn lành) cần được xử lý và theo dõi tại bệnh viện.
• Đưa nạn nhân vào trung tâm y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt. Vì huyết thanh có thể kháng nọc độc rắn trong 4 giờ đầu.
4. Các Bài Thuốc Khi Bị Rắn Độc Cắn
Tai nạn bất ngờ khiến nạn nhân lo lắng và người xung quanh lúng túng. Các bài thuốc dưới đây giúp hỗ trợ trị nọc độc sau khi bị rắn cắn:
4.1. Trường Hợp 1: Sơ Cứu Tại Nhà
Rửa sạch vết thương, sơ cứu như hướng dẫn ở trên. Đặc biệt tuyệt đối không nặn máu ra vì có thể làm cho máu độc đi vào cơ thể nhanh hơn.
4.2. Trường Hợp 2: Sau Khi Đã Được Sơ Cứu
Khi đã được sơ cứu tại cơ sở y tế, bệnh nhân có thể giải độc bằng các loại thảo dược.
Theo Đông y, trong bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, hơi đắng, không độc và tính mát. Thường dùng để thanh nhiệt giải độc, trị viêm họng, viêm ruột thừa, sốt cao, hoàng đản… Đặc biệt là dùng để thanh nhiệt giải độc do rắn cắn.
Khi bị rắn cắn, việc sơ cứu cho nạn nhân sai cách đã khiến không ít trường hợp tử vong.
►Tham khảo:
https://thaoduocthanhphat.com/huong-dan-ca...
https://thaoduocthanhphat.com/san-pham/bac...
►Youtube:
/ @suckhoenet-pi3qj
Cảm ơn bạn đã theo dõi - Đăng ký để nhận thông báo cho video mới nhất nhé!
Информация по комментариям в разработке