#dangvoidan #xayvachong #gocchuyenxua
Lương công nhân bậc 3 tại Nhà máy nhôm ở Hải Phòng những năm đầu thập niên 80 là 56 đồng/ tháng. Nếu mua một chiếc quạt cóc cho cả nhà dùng có giá 35 đồng, cả nhà sẽ phải nhịn ăn cả tháng. Đấy là thực trạng điển hình cho cuộc sống khó khăn của hàng triệu người dân Việt Nam trong bối cảnh kinh tế tù túng trước khi đổi mới. Khi đó, sản xuất trì trệ, hàng hóa thiếu thốn, không được tự do lưu thông trên thị trường, giá cả leo thang, đồng lương của cán bộ, công chức không đủ sống, người dân phải lo liệu đủ đường.
Trước thực tế đó, năm 1985, Trung ương quyết định ban hành Nghị quyết cải cách giá - lương - tiền, với mục tiêu đưa giá cả về sát với giá thị trường, đưa mức lương của người lao động tăng lên 20%, nhằm cải thiện đời sống của người dân.
Việc điều chỉnh được thực hiện theo nguyên tắc. Về giá, ngoại trừ xăng, dầu, xi măng, sắt, các mức giá của hàng hóa khác được quy ra theo giá thóc làm chuẩn. Về lương, thực hiện nâng giá đến đâu thì tăng lương theo đó gọi là bù giá vào lương. Về tiền, để đáp ứng giá mới, lương mới, Chính phủ chủ trương vừa in thêm tiền vừa đổi tiền, bảo đảm tổng tiền lưu thông trong cuộc điều chỉnh năm 1985 là 120 tỷ đồng. 1 đồng mới sẽ đổi lấy 10 đồng hiện hành. 12 tỷ đồng in mới và đem đổi sẽ tương đương 120 tỷ đồng hiện hành.
Việc bù giá vào lương chỉ tập trung vào giá - lương - tiền, chưa có chủ trương đổi mới một cách căn bản toàn bộ cơ chế; chỉ giải quyết phần ngọn mà ko giải quyết được phần gốc là không có nguồn cung hàng hóa dịch vụ, không tạo ra sự tự do cạnh tranh thị trường, để tạo ra hệ thống giá cả mang tính thị trường lành mạnh hơn, từ đó cân bằng cung – cầu trong thị trường; và một hệ thống thu nhập dựa trên năng suất, dựa trên các hiệu quả quản lý và lao động, chứ ko phải dựa trên mục tiêu là bù giá vào lương theo kiểu làm sao để mức lương tăng lên tốt nhất. Kết quả là quá trình cải cách không thay đổi tình hình sản xuất, kinh doanh so với trước, hàng hóa tiếp tục khan hiếm, đời sống của người dân vẫn rất khó khăn.
Do thiếu các biện pháp đồng bộ, các giải pháp cụ thể, không phù hợp với tình hình thực tế khi triển khai Nghị quyết vào cuộc sống nên quá trình thực hiện đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Đất nước đứng trên bờ vực của cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội, từ đó buộc Đảng ta đi đến quyết tâm “Đổi mới hay là chết” tại Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986).
Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đưa đất nước ta cơ bản chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, thay đổi hoàn toàn cơ chế vận hành, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, để cho tư nhân phát triển. Từ sau năm 1986, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên.
Năm 1993, đất nước có cuộc cải cách lớn về tiền lương đầu tiên. Lương tính theo hệ số, có vị trí, thang lương tương đối chính quy so với trước. Từ 1993 – 2018 có 16 lần tăng lương cơ bản. Nhưng về cơ bản vẫn chưa thay đổi nhiều mức thu nhập của người dân trong khi giá cả thị trường leo thang nhanh chóng theo từng năm. Sắp tới vào năm 2023, Trung ương quyết định sẽ cải cách tiền lương. Đồng thời tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cải cách bộ máy, tinh gọn biên chế, gắn với vị trí việc làm cụ thể, tiền lương trả xứng đáng với vị trí việc làm và trách nhiệm của người lao động, cắt giảm những vị trí việc làm không cần thiết, giảm gánh nặng cho ngân sách.
Chủ trương cải cách tiền lương hầu như năm nào cũng được bàn luận trên nghị trường Quốc hội nhưng giải pháp triển khai thì hạn chế. Mức lương không đủ sống kéo theo nhiều tiêu cực, làn sóng bỏ công ra tư ngày càng nhiều, đang tạo ra cuộc khủng hoảng trong tư tưởng, đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Cải cách tiền lương sắp tới đây sẽ phần nào giải quyết nỗi trăn trở của người lao động, nhưng không có nghĩa là chúng ta cải cách cho hàng chục năm, mà còn phụ thuộc vào sự phát triển của đất nước. Có những việc vừa thay đổi xong chỉ một vài năm sau là lạc hậu. Và cải cách càng có sự chuẩn bị tốt thì càng tồn tại được lâu dài, là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Nhìn lại sự thất bại của cuộc cải cách giá - lương - tiền năm 1985 để ghi nhớ nhiều bài học thấm thía cho những cuộc cải cách sau này.
➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖
✔️ Kênh youtube Đảng với Dân là kênh thông tin chính thống về Xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Truyền hình Nhân dân. Là kênh thông tin nhiều chiều phản ánh nguyện vọng, mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân; những đóng góp tâm huyết của Dân đối với Đảng. Kênh youtube Đảng với Dân cung cấp một góc nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật.
-------------------------------
🔹 Kênh youtube Đảng với Dân: / @dangvoidan
🔹 Danh sách phát Xây và chống: • Rừng quốc gia Tam Đảo bị xâm hại, ai ...
🔹 Phát sóng đồng thời trên hạ tầng VTVcab11 và MyTV
🔹 Trang Fanpage báo Nhân dân: https://www.facebook.com/search/top/?...
🔹 Website báo Nhân dân: https://nhandan.vn/
#nhandantv.vn #baonhandan #nhandan.vn
Информация по комментариям в разработке