Cách trồng và chăm sóc Xương rồng Thanh sơn (Fairy Castle Cactus)

Описание к видео Cách trồng và chăm sóc Xương rồng Thanh sơn (Fairy Castle Cactus)

Languges used: Vietnamese
Xương rồng Thanh Sơn, một giống xương rồng dể tính dành cho những mới bắt đầu làm quen với xương rồng, cây có sức sống mãnh liệt. Với hình dáng nhìn như những ngọn núi tựa vào nhau vươn lên một cách vững chắc, chống đỡ những nguồn năng lượng xấu, những điều xui xẻo xâm nhập vào nhà bạn, phòng trừ tiểu nhân. Xương rồng là loại cây có gai nhọn bao bọc thân cây, nên việc trồng chúng bạn chỉ nên trồng phía ngoài của ngôi nhà như ban công, sân trước, sân sau, hay phía bên ngoài cửa sổ, hoặc phía trước cửa nhà để mang lại phong thủy tốt nhất bạn nhé.
Để cây mang lại nguồn năng lượng tích cực cho môi trường xung quanh thì đó phải là 1 cây khỏe mạnh, và việc chăm sóc cây xương rồng Thanh Sơn khá đơn giản, chỉ cần bạn hiểu một vài đặc tính cơ bản của chúng thì cây bạn sẽ phát triển khỏe mạnh theo năm tháng và sinh sôi nảy nở đáp lại sự chăm sóc của bạn.
Đất trồng xương rồng và sen đá mình sử dụng cùng 1 loại. Đó là hổn hơn 3 phần bằng nhau là: đất thông thường, xĩ than và trấu. Bạn cũng có thể mua những loại đất trồng xương rồng sen đá đã được trộn sẳn ở các cửa hàng bán cây kiểng.
Hổn hợp đất trồng của bầu cây bạn đang thấy dể làm đất ẩm gây thối cây lắm, bạn đừng thắc mắc tại sao người ta trồng được còn mình lại không nhé. Môi trường nhân giống của họ quá hoàn chỉnh. Bạn thấy, cây đã có những nhánh thối, bạn cần nên kiểm tra, loại bỏ hết các nhánh thối nhằm tránh việc lây lang hư cả cây nhé bạn và bạn cũng cần loại bỏ đất xung quanh rể.
Chỉ nên trồng cây ở cở chậu vừa vặn mà không chọn chậu lớn hơn. Bạn thấy rể cây khá ít, chậu càng lớn càng gây áp lực cho việc làm giảm độ ẩm của đất kéo dài, không thoải mái để cây phát triển ở điều kiện tốt nhất, nói cách khác, chậu lớn hơn kích cở cây cây càng lâu lớn và không khỏe mạnh bằng.
Lót 1 lớp đất dưới đáy chậu, đặt cây vào và tiếp tục lấp đất vừa qua mép gốc cây thôi nhé bạn.
Bạn cần ấn đất ở mặt chậu khá chặt, vì thân cây nặng hơn phần gốc rất nhiều, nếu chỉ để đất vào tự do mà không ấn chặt sẽ làm cho phần gốc dể bị lung lay khi di chuyển hay gặp gió, ảnh hưởng rất lớn đến rể cây và sự sinh trưởng của cây. Bạn an tâm, với hổn hợp đất này, bạn có ấn cở nào thì đất cũng không tạo thành 1 khối kết ảnh hưởng đến cây.
Với xương rồng Thanh Sơn bạn tách cây ra khỏi bầu sau đó để nơi thoáng mát trước khi sang chậu hay sang chậu liền trực tiếp đều không khác biệt nhau, chủ yếu là hổn hợp đất bạn trồng có đáp ứng việc thoát nước nhanh, không gây ẩm, ứ nước hay không.
Nếu đất trồng ban đầu khô thì trồng xong bạn tưới nước bình thường nhé. Và ngược lại, đất trồng ban đầu của bạn đã có độ ẩm cao thì trồng xong bạn không nên tưới, hãy để đến khi nhìn thấy mặt chậu kho thì tưới. Tưới xong đặt cây ở nơi có nắng nhẹ nhé bạn.
Về tưới cây, khi bạn thấy mặt chậu khô thì để tầm 2 đến 3 ngày nửa hãy tưới cây, với trồng hiên nhà, không có nắng trực tiếp, tầm 10 ngày bạn tưới 1 lần, trồng ngoài sân thì 5 đến 7 ngày tưới 1 lần. Tưới cây vào buổi sáng nhé bạn, bạn hãy tưới thật thoải mái, tưới xong mang cây đặt nơi có ánh nắng nhẹ, thông thường mình đặt chúng dưới gốc cây lớn chịu nắng.
Trong khoản 6 tháng đầu, bạn không cần bón thêm bất kỳ phân gì cho cây, sau đó thì khoản 3 tháng bạn bón phân tan chậm 1 lần cho cây, cây tầm 2 năm thì bạn nên thay đất, thay chậu 1 lần.
Đây là chậu cây xương rồng được trồng đặt phía bên ngoài cửa sổ, nơi chỉ có ánh nắng gián tiếp. Tuy nhiên cây vẫn phát triển khỏe mạnh bình thường. Do dù gì xương rồng vẫn là cây ưa nắng nên trong khoảng thơi gian vài tháng đầu, sau mỗi lần tưới nước bạn cũng cần mang cây đặt ở nơi có nắng nắng nhẹ dưới gốc cây tầm 1 buổi nhé bạn và trong trường hợp cây bị mắc mưa liên tục bạn cũng cần mang cây phơi nắng liền sau khi hết mưa. Khi cây đã quen môi trường sống thì bạn hãy để cây sinh trưởng tự nhiên, không cần mang ra mang vào gì thì cây vẫn khỏe mạnh.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bày chia sẽ.
Thân chào các bạn.

Комментарии

Информация по комментариям в разработке