Hôm Nay Ngày 09/8 Năm Giáp Thìn Tức là 11/09/2024
Tại Tịnh Viện An Lạc, Đạo Tràng Đường Về Cực Lạc
Quyển Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Chú Ý Trang 27 hàng 17 Bài số 87
“ Đế lý sâu, niệm lành, Pháp hải của chư Phật
Đã cùng tận thâm áo, Tột bờ và suốt đáy”
“Đế lý sâu, niệm lành” Câu này càng thù thắng hơn: “Đế lý sâu, niệm lành” cái gì gọi là “Đế lý sâu”? Sâu đến trình độ nào mới có thể gọi là “Đế lý sâu” Trên kinh Đại Thừa Phật đã nói là “chỉ Phật với Phật mới có thể cứu cánh”, vậy mới xem là Đế lý sâu (thậm thâm) vì sao vậy? Bồ Tát Đẳng giác còn không thể hiểu được rõ ràng, như vậy chân thật là sâu.
Đó là pháp gì vậy? “Niệm Lành” là pháp gì vậy? Xin nói với các vị chính là pháp môn niệm Phật, pháp môn niệm Phật là Đế lý sâu, niệm lành đây là niệm lành nhất trong tất cả niệm.
Chúng ta xem thấy trên hội Hoa Nghiêm, Bồ Tát Văn Thù là trí tuệ bậc nhất trong các Bồ Tát, Bồ Tát Phổ Hiền là hành môn đệ nhất, trong hành môn không có người nào có thể siêu vượt hơn Phổ Hiền, trong giải môn không có người nào có thể siêu vượt hơn Văn Thù.
Văn Thù, Phổ Hiền - hai vị Bồ Tát này sau cùng ở trong kinh Hoa Nghiêm đều phát nguyện cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc.
“Pháp hải của chư Phật, Đã cùng tận thâm áo”
“Pháp hải của chư Phật là(Trí huệ phật rộng lớn sâu như biển)
Trí tuệ, ngày nay chúng ta đơn giản mà gọi là lý trí, trái với lý trí là cảm tình. Các vị phải biết tình là mê, cho nên gọi là tình thức, mê tình. Trí tuệ là lý trí. Đời sống của chúng ta có phải là lý trí hay không? Hay là cảm tình? Không luận xuất gia hay tại gia, mỗi một người đều có công tác, công việc của chúng ta là lý trí hay vẫn là cảm tình? Ngoài việc chánh đáng ra, ngày tháng không tránh khỏi thù đáp qua lại, đối nhân xử thế tiếp vật bạn dùng cảm tình hay là lý trí? Chỗ này để ở câu thứ nhất. Chúng ta chân thật muốn học Phật, thì làm việc, đời sống, đối nhân xử thế tiếp vật phải đem cảm tình biến thành lý trí, đây gọi là tu hành.
Vì sao vậy? Cảm tình là một việc sai lầm, đem những sai lầm cải đổi lại gọi là tu hành. Tu hành là tu sửa hành vi sai lầm.
Lý trí, trí tuệ rộng lớn thậm thâm. Hải là thí dụ, không có bờ mé, quyết không thể nói có được chút trí tuệ thì cảm thấy rất vừa lòng rồi, được ít cho là đủ, sai rồi.
“Đã cùng tận thâm áo”
Trong Yếu Giải nói: “Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa bí tủy, nhất thiết chư Phật chi tâm yếu, Bồ Tát vạn hạnh chi tư nam, giai bất xuất ư thử hỹ”
(Tạng sâu mầu của kinh Hoa Nghiêm, cốt tủy bí mật của Pháp Hoa, tâm yếu của hết thảy chư Phật, là kim chỉ nam cho vạn hạnh của Bồ Tát, đều chẳng ra ngoài kinh này).
“Tột bờ và suốt đáy” “Tột bờ” là đến bến bờ giải thoát rốt ráo.
“suốt đáy” là đáy biển sanh tử sâu rộng đã tật dứt vô minh chấm dứt dòng sanh tử từ đây.
“Vô minh và tham sân, Thế Tôn đã không hẳn
Đấng Nhơn Hùng Sư Tử, Thần đức không thể lường”
Là: Vô minh, tham, sân, Thế Tôn đã vĩnh viễn dứt hẳn.
vĩnh viễn đoạn dứt. Do đây có thể biết, đây quyết không phải là người thông thường, đó là tán thán Phật. “Tham sân” là Kiến Tư Phiền Não, đây là thô nhất. Ngoài cái này ra, Phật nói với chúng ta, còn có Trần Sa Phiền Não, Vô Minh Phiền Não.Vô minh, tham, sân, ba loại phiền não thì rất không dễ dàngđoạn hết. Kiến tư phiền não phải có định lực mới có thể phủ phục.
Информация по комментариям в разработке