NLXH | Chữa đề: Vẻ bề ngoài quan trọng đến thế sao?

Описание к видео NLXH | Chữa đề: Vẻ bề ngoài quan trọng đến thế sao?

#nghiluanxahoi #nlxh #taplamvan
1. Giải thích
Khái niệm: Vẻ về ngoài là toàn bộ ngoại hình và hình ảnh của chúng ta trong mắt đại chúng
Thành phần: bao gồm vẻ bề ngoài bẩm sinh và vẻ về ngoại tự tạo dựng
Vẻ bề ngoài hoàn toàn bẩm sinh: Gương mặt, cơ thể, màu mắt, dáng người, giọng nói…
Vẻ bề ngoài bẩm sinh có thể thay đổi: Màu tóc, cân nặng – vóc dáng, hình xăm,…
Vẻ bề ngoài tự tạo dựng:
Cụ thể - lựa chọn hằng ngày: Thời trang, phụ kiện
Tổng quan – thương hiệu: Thần thái, phong cách, giọng điệu, sự tự tin, duyên

2. Bàn luận
Vai trò của vẻ bề ngoài:
Vẻ về ngoài xác định ấn tượng đầu tiên, một cảm quan quan trọng trong giao tiếp
Vẻ bề ngoài phản ánh địa vị, môi trường, hoàn cảnh sống của con người (bên ngoài)
Vẻ bề ngoài phản ánh con người bên trong, con người bên trong thể hiện phần nào ra vẻ bề ngoài, nhưng không phải tất cả. (bên trong)
Vẻ bề ngoài bị xem trọng quá mức:
Bản chất con nguời luôn yêu thích cái đẹp, nên có xu hướng thiên vị vẻ bề ngoài
Xã hội tiêu dùng thông tin nhanh – ngắn: Mạng xã hội, Các tiêu chuẩn trong ngành giải trí,… làm trầm trọng thêm vấn đề
Tuy vậy, vẫn luôn có sự ý thức, những luồng ý kiến khẳng định việc đánh giá con người không chỉ từ vẻ bề ngoài.
Giá trị thật sự của vẻ về ngoài:
Vẻ bề ngoài là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đánh giá con người. Người phải lấy vẻ về ngoài để làm giá trị của mình thì không bền vững, không lâu dài, dễ bị “lật kèo”.
Nhưng cũng không thể vì thế mà coi thường vẻ bề ngoài. Việc hoàn thiện vẻ bề ngoài đem đến sự thuận lợi trong giao tiếp, trong cuộc sống, thể hiện sự coi trọng mối quan hệ, tạo nên sự tự tin cho bản thân.
Sự hoàn thiện vẻ bề ngoài quan trọng không phải ở đắt tiền hay những xu hướng thời thượng, mà ở sự hài hòa, đồng bộ - chuyên nghiệp, ở mắt thẩm mỹ phù hợp. Còn không phù hợp thì dù hào nhoáng đến đâu cũng chỉ là giả, kệch cỡm, lố bịch.
3. Mở rộng
Xu hướng cá nhân hóa trong mọi ngành, mọi lĩnh vực đưa thương hiệu cá nhân của con người thực sự trở thành một cỗ máy kiếm tiền, tạo giá trị. Những người sống bằng vẻ bề ngoài được xây dựng tốt của mình cũng có thể gọi là có thực lực. Miễn là vẻ bề ngoài đó được sử dụng đúng giá trị, con người hiểu sự hào nhoáng thì cũng hiểu bản chất giá trị mà mình đang khai thác.
Sự đổ lỗi cho vẻ bề ngoài hay bất cứ một yếu tố nào khác thực ra đều thể hiện sự bất lực nhiều hơn là bất công. Bởi vì cuộc đời và xã hội vốn dĩ là bất công. Khi chúng ta thiệt thòi cái này thì sẽ phải tự thân bù đắp bằng cái khác. Khổng Minh không bao giờ hỏi Chu Du vì sao mũi tên của chúng ta ít ỏi thế? Quan Vũ không hỏi Lưu Bị vì sao tướng sĩ ta thiếu thốn vậy?

Комментарии

Информация по комментариям в разработке